Tiện ích, - 12/08/2015 09:02 PM
Để xử lý vi phạm vượt quá tốc độ, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

Về câu hỏi của độc giả Cao Thực "Không có chứng cứ có bị phạt lỗi chạy quá tốc độ?", Luật sư Lê Văn Hoan có câu trả lời như sau:

Theo điểm đ, khoản 1, điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định một trong những Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, đó là: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính”.

Như vậy, nếu cho rằng bạn điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép thì Tổ công tác phải lập biên bản trên cơ sở kết quả thu được của máy đo tốc độ có ghi hình (hay thường gọi là “súng bắn tốc độ”) và hình hảnh ảnh này phải lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, không phải hình hảnh nào thu được của máy đo tốc độ có ghi hình cũng được coi là căn cứ nếu không hội đủ một số điều kiện như: Độ rõ của hình ảnh, ngoại cảnh của hình ảnh để chứng minh rằng bạn vi phạm tại đoạn đường nhất định mà bạn đã điều khiển phương tiện quá vận tốc tối đa cho phép.

Một căn cứ rất quan trọng nữa đó là Máy đo tốc độ có ghi hình mà Tổ công tác sử dụng phải hợp pháp.

Theo điểm a, khoản 1, điều 5 Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường thì “a) Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ được trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này” tức “Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh”.

Cũng tại khoản 1, Điều 9 Nghị định này quy định: “1. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm”.

Như vậy, “Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh” là phương tiện, thiết bị bắt buộc phải kiểm định và phải sử dụng đúng quy định tại Điều 39 Thông tư số: 24/2013/TT-BKHCN, ngày 30 tháng 09 năm 2013 của Bộ Khoa học và công nghệ.

“1. Tem kiểm định

a) Tem kiểm định có nội dung và hình thức tương ứng theo Mẫu 16.TKĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tem kiểm định được dán trực tiếp trên phương tiện đo đạt yêu cầu quy định của quy trình kiểm định tương ứng và ở vị trí thích hợp;

c) Tem kiểm định được sử dụng kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định để thông báo có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ;

d) Trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường không đủ chỗ hoặc không thể dán tem kiểm định thì được phép sử dụng giấy chứng nhận kiểm định để thông báo thời hạn có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường đó”.

Như vậy, Máy đo tốc độ có ghi hình là phương tiện bắt buộc phải kiểm định và phải còn trong hạn kiểm định thì hình ảnh chụp được mới có giá trị sử dụng.

Ngoài những nội dung trên thì bạn còn có quyền kiểm tra xem tổ công tác lập biên bản có đúng mẫu (mẫu số 29/BB-VPHC) theo quy định về các biểu mẫu để sử dụng khi xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân của do Bộ Công an ban hành theo Thông tư số 34/2014/TT-BCA, ngày 15/08/2014.

Bên cạnh đó còn kiểm tra xem thành viên tổ công tác có thưc hiện công vụ theo đúng quy định tại Luật Công an nhân dân và Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2012.

Trên đây là một số nội dung cơ bản, bạn có thể tham khảo.

Luật sư Lê Văn Hoan

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.