Tiện ích, - 04/10/2016 05:24 PM
Phải đối mặt với tình trạng lái xe trong nhiều giờ đồng hồ cộng với tư thế lái xe chưa đúng cách đã khiến nhiều tài xế mắc các bệnh xương khớp. Dưới đây là 6 căn bệnh về xương khớp hay gặp phải.

1. Hội chứng vai gáy

Hội chứng này thường gặp khi các tay lái khi ngồi quá lâu ở một tư thế. Những dấu hiệu của bệnh bao gồm: Đau mỏi gáy, lan sang hai bên vai, có thể kèm tê vai, phương pháp điều trị chủ yếu là dúng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau.

2. Hội chứng ống cổ tay­­­

Đa số các tài xế đều mắc phải căn bệnh này. Với những triệu chứng thường gặp là đau, mỏi, tê bàn tay, ngón tay, có thể lan lên cẳng tay, cánh tay, vai. Nếu cố gắng lái xe lâu, các triệu chứng sẽ biểu hiện ngày càng rõ rệt. Phương pháp điều trị với căn bệnh này là tiểu phẫu giải phóng ống cổ tay.

can-than-6-benh-xuong-khop-ma-tai-xe-thuong-mac-phai

3. Thoái hóa cột sống cổ

Nếu các tay lái có những triệu chứng: Đau, mỏi gáy, lan sang vai, có thể kèm tê vai, lan xuống tay một bên hoặc hai bên, lắc bẻ cổ có tiếng kêu “rắc rắc” thì rất có thể đã mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ.

Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, bổ sung vitamin nhóm B, cải thiện tình trạng loãng xương, tập vật lý trị liệu.

4. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh biểu hiện của bệnh này có những mức độ khác nhau và rất khó xác định như: Đau, mỏi lưng, đôi khi đau thắt, khom cúi có cảm giác đau, có thể kèm theo tê lưng, mông.

Cách điều trị bệnh này chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, vitamin B, tập vật lí trị liệu, cải thiện tình trạng loãng xương.

can-than-6-benh-xuong-khop-ma-tai-xe-thuong-mac-phai

5. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường kêu đau, mỏi lưng, đôi khi đau thắt, hạn chế khom cúi, có thể kèm theo tê lưng, mông và chân. Căn bệnh này thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, vitamin B, cải thiện tình trạng loãng xương, tập vật lý trị liệu.

6. Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài

Người bị bệnh này thường có dấu hiệu đau, mỏi ở vùng ngoài khủy tay, phải hạn chế vận động sấp cẳng bàn tay, ấn thì thấy đau nhiều vùng mỏm trên lồi cầu ngoài.

Nếu sử dụng uống thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau thường không hiệu quả.  Bệnh nhân cần tiêm k-cort, hydrocortisone sẽ cho hiệu quả tức thời nhưng sẽ tái phát sau 6 tháng. Tiêm nhiều lần nhiều biến chứng loãng xương, tang huyết áp, giữ mỡ, loét dạ dày, tá tràng, mỏng da….

Hiện nay các bác sĩ thường áp dụng liệu pháp PRP để điều trị viêm mỏm trên lồi cầu ngoài. Đây là phương pháp mới, hiệu quả cao, bệnh hết hẳn và không bị biến chứng.

 

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.