Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
Trước đó, báo chí phản ánh về một số nội dung dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP), trong đó nêu ra hàng loạt lỗ hổng của dự thảo.
Cùng với đó, các quy định hiện hành đang có hiệu lực cũng được các doanh nghiệp "lách" với rất nhiều chiêu thức, trong đó điển hình là tình trạng xe hợp đồng "trá hình" chạy tuyến cố định. Tình trạng này tồn tại được xác định có sự tiếp tay của lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 mà Ban soạn thảo đã chuẩn bị hiện nay sau hơn 3 năm và 4 lần chỉnh sửa vẫn không giải quyết được những nguyên nhân cốt yếu dẫn đến lộn xộn trong kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Thậm chí, còn nhiều "lỗ hổng" hơn trước...
Chỉ tính riêng tại Hà Nội và Tp.HCM đã có hàng nghìn doanh nghiệp với hàng vạn xe hợp đồng "trá hình" chạy tuyến cố định, trong đó phải kể đến như: Công ty TNHH Thành Bưởi (225 xe, trong đó trung chuyển là 41); Toàn Thắng (105 chuyến/ ngày); XE Limousin Việt Nam (trên 50 chuyến/ ngày); xe Interbusline, Hưng Thành, Sao Việt, Đại Nam, Anh Dũng, Hà Sơn, Phúc Xuyên, Hà Lan, Vinh Quang, Hà Nọi Limousine, Bình Minh, Nam Cường…
Các nhà xe này đều "lách luật" bằng cách sử dụng xe hợp đồng "trá hình", xe chở khách du lịch "trá hình" bán vé cho khách lẻ đặt chỗ và chở khách theo tuyến cố định. Mục đích chính của họ là trốn thuế, phí bến bãi và lập bến cóc tổ chức bán vé, đón trả khách ngay tại văn phòng.
Về việc này, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phản ánh của báo chí nêu trên, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP), trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo Vneconomy
Từ hôm nay (ngày 8/6/2023), các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô có thể xin cấp phép thực hiện dịch vụ kiểm định xe cơ giới, theo Nghị định 30/2023.
Dự kiến mức phí sử dụng đường bộ cho xe kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ được giảm từ 10 đến 30% nếu được Chính phủ thông qua.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều đơn vị cá nhân và tổ chức chưa thể gắn được camera trên ô tô vận tải theo quy định sẽ được lùi xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi này đến cuối năm 2021. Đây cũng là lần thứ 2 ra quyết định này của Bộ GTVT trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Từ 01/10/2021 tới, những xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ ngồi như xe taxi, xe công nghệ,... sẽ được tăng thời gian kiểm định lên 24 tháng đối với chu kỳ đầu và 12 tháng đối với chu kỳ tiếp theo.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, các xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sẽ được giảm từ 10 đến 30% phí sử dụng đường bộ.