Cụ thể, mức phí đỗ xe mới vẫn được áp dụng theo kế hoạch trước đó nhưng vẫn thực hiện theo hình thức thủ công. Đến ngày 1/8, việc thu phí bằng công nghệ sẽ chính thức áp dụng.
Lý giải việc chưa triển khai thu phí đỗ xe theo hình thức công nghệ với mức giá mới, theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) là hiện kế hoạch triển khai nội dung này chưa được UBND TP ban hành, sau khi HĐND TP đã có nghị quyết.
Trước đó, HĐND TP Hồ Chí Minh đã có Nghị quyết số 01/2018 tháng 3-2018 về việc ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ ôtô trên địa bàn thành phố. Theo đó, kể từ ngày 1-6, mức phí mới áp dụng trên 35 tuyến đường, thu lũy tiến theo giờ với mức 20.000-30.000 đồng/xe cho giờ đầu tiên. Những xe ôtô đỗ tới 5 giờ, mức phí có thể là 170.000 đồng/xe.
Với mức phí nêu trên, ước tính số tiền bình quân thành phố thu được khoảng 31 tỷ đồng/tháng đối với 35 tuyến đường triển khai. Hiện TP Hồ Chí Minh đang thu mức phí sử dụng tạm lòng đường đối với xe ôtô là 5.000 đồng/lượt.
Để hoàn vốn các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án thu phí thí điểm 5 năm với các tuyến cao tốc đã và sắp hoàn thành.
VEC vừa bổ sung mức phí dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại nút giao với dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây.
Việc triển khai thu phí không dừng tại sân bay sẽ góp phần tăng cường công khai, minh bạch trong công tác thu phí dừng, đỗ xe đón trả khách, đồng thời giảm ùn tắc giao thông tại đây và bộ GTVT đánh giá đề xuất này.
Kể từ ngày 1/2, BVEC ngừng công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên và bảo trì công trình đối với tất cả các hạng mục thuộc dự án BOT đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 51 sau khi dự án này tạm dừng thu phí.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thống nhất với Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng phương án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quy mô 8 đến 10 làn xe.