Trong tháng 2/2018, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 12.394 xe, giảm 52% so với tháng 1/2018 và giảm 29% so với tháng 2/2017; trong đó, doanh số xe lắp ráp trong nước đạt 10.686 xe và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 1.708 xe (giảm lần lượt 48% và 68% so với tháng 1/2018).
Trong tổng số xe bán ra trên toàn thị trường, doanh số xe du lịch đạt 8.660 xe, xe thương mại đạt 3.324 xe và số lượng xe chuyên dụng là 410 xe.
Trong khi đó, với các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), toàn bộ các dòng xe bán được nhiều nhất tháng 2/2018 (bao gồm cả phân khúc xe du lịch 5 chỗ và phân khúc SUV/MPV) đều là xe lắp ráp trong nước. Các mẫu xe nhập khẩu hoặc từ lắp ráp chuyển sang nhập khẩu, như Honda CR-V, Toyota Fortuner…, đều không có mặt.
Trong những tháng tới đây, với việc Honda Việt Nam nhập lô xe 2.000 chiếc cùng các thương hiệu khác như Volkswagen, Volvo... đang hoàn thiện thủ tục để đưa xe ra thị trường, thị trường ôtô Việt Nam sẽ được cải thiện về doanh số, thay vì những con số sụt giảm (so với cùng kì năm ngoái) như hiện nay.
Doanh số và thị phần của các thành viên VAMA trong tháng 2/2018 như sau:
Theo Dân Trí
Đó là nhận định của lãnh đạo Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) - nhà phân phối ôtô lớn nhất cả nước với 11,9% thị phần - đưa ra tại phiên họp thường niên ngày 28/4.
Nhu cầu tăng cao kèm với nguồn cung hạn chế khiến một số mẫu xe rơi vào tình trạng khan hàng và tăng giá bán thực tế.
Sau thời gian dài ảm đạm, thị trường ôtô Việt Nam ngược dòng tăng trưởng mạnh vào đầu quý IV với hàng loạt dòng xe có doanh số vượt xa các tháng trước.
Nhiều khách đề nghị đại lý tạm ngưng xuất hóa đơn, đợi đến khi chính sách giảm lệ phí trước bạ được áp dụng. Với việc chờ đời thêm vài ngày, số tiền mà khách hàng tiết kiệm từ chính sách giảm phí trước bạ dao động từ hơn 20 triệu đồng và lên đến hơn 100 triệu đồng cho những mẫu xe cao cấp.
Theo nghiên cứu, kể từ năm 2026, chi phí sản xuất xe điện và các xe thể thao đa dụng sẽ rẻ hơn so với các xe chạy bằng nhiên liệu truyền thống.