Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính được phân công chuẩn bị tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. Quốc hội sẽ xem xét và chốt việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu.
Nếu được thông qua, mức thuế môi trường mới đối với xăng dầu có thể áp dụng từ từ tháng 8 theo cơ chế đặc biệt hoặc tháng 10 năm nay.
Cụ thể, theo đề xuất của Chính phủ, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được kiến nghị tăng thêm 1000 đồng, lên mức 4.000 đồng/ lít. Trong khi mức thuế này với dầu diezel tăng thêm 500 đồng, lên 2.000 đồng/ lít, dầu ma dút tăng 900 đồng lên 2.000 đồng/ kg.
Theo đại diện Bộ Tài chính, biểu thuế xăng dầu mới có thể được áp dụng từ tháng 10 năm nay nếu được thông qua, chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch.
Nguồn tin của báo Tuổi trẻ Online cho biết, không thể tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu vào tháng 9 do đây là thời điểm giá dịch vụ giáo dục tăng.
Thời gian 6 tháng cuối năm, nhiều yếu tố rủi ro như giá xăng dầu, giá thịt lợn, tăng giá dịch vụ giáo dục… khiến lạm phát phải được kiểm soát chặt chẽ.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê, cho biết, ước tính thuế xăng dầu tăng sẽ tác động lên chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,27-0,29%.
Trong khi đó, phản ứng từ ý kiến nhiều người trên các diễn đàn cho rằng, vì sao xăng E5 là xăng thân thiện với môi trường mà vẫn phải gánh thuế môi trường.
Một câu hỏi khác là hiệu quả bảo vệ môi trường thực sự thế nào, đo lường dòng tiền thuế môi trường sử dụng đúng mục đích hay không. Và ngoài xăng ra, các mặt hàng gây ô nhiễm nhiều hơn như than tại sao không bị đánh thuế môi trường....
Theo Cartime
Những thông tin nổi bật trong tuần qua xoay quanh thông tin Ô tô trong nước có cơ hội giảm giá vì hưởng thuế ưu đãi, giá xăng trong nước tăng trở lại và một số đề xuất đáng chú ý.
Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giảm thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn 2019-2022 vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.
Để hạn chế ô nhiễm khi sử dụng ô tô, xe máy, Bộ Tài chính đã thu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Ngay cả ô tô cũng đã bị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức rất cao. Cho nên nếu ô tô, xe máy “gánh” thêm phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thì sẽ không hợp lý.
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi 6 Bộ là Bộ Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.