TP. Hà Nội quyết tâm quyết tâm hạn chế phương tiện cá nhân để kéo giảm ùn tắc giao thông
Tại cuộc tiếp xúc, đề cập đến nghị quyết HĐND TP Hà Nội đến năm 2030 cấm xe máy hoạt động trong các quận nội đô, cử tri Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền) cho rằng, mục tiêu này là không khả thi, khó thực hiện bởi hạ tầng giao thông hiện nay quá kém, xuống cấp, thiếu đồng bộ. Cùng quan điểm, cử tri Nguyễn Văn Dũng (phường Hàng Đào) kiến nghị thành phố không nên cấm xe máy triệt để tại khu vực nội đô mà chỉ hạn chế dần theo lộ trình cụ thể. Ngoài ra, Hà Nội cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng rộng khắp thành phố.
Lắng nghe ý kiến của các cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, đề án của thành phố phấn đấu đến năm 2030 chỉ hạn chế phương tiện cá nhân chứ không cấm hẳn. Để đẩy mạnh hệ thống giao thông công cộng, TP sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, tăng xe buýt, tăng tuyến... Đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm thêm 1.500 xe buýt, với nhiều loại hình như buýt mini, buýt phục vụ du lịch. Đến năm 2030, hệ thống phương tiện công cộng phải đảm bảo phục vụ 50-70% hành khách thì mới tiến hành hạn chế dần xe máy. Bên cạnh đó, thời gian tới Hà Nội cũng sẽ tập trung đầu tư các tuyến metro với tổng mức đầu tư lớn.
“Hà Nội đã kêu gọi thành công 3 nhà đầu tư nước ngoài, 6 nhà đầu tư trong nước theo hình thức PPP. Các dự án này sẽ được tạo điều kiện tối đa để sớm đi vào hoạt động, giảm áp lực hạ tầng, phục vụ nhân dân”, ông Chung thông tin.
Theo Baogiaothong
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết. Và như thường lệ, ô tô là nhóm mặt hàng được nhiều người quan tâm khi lộ trình giảm thuế nhập khẩu sẽ được thực hiện sau 7-10 năm. Khi thuế giảm, giá ô tô sẽ giảm? Đây vừa là câu hỏi vừa là kỳ vọng của nhiều người.
Trong quý III/2017, Sở GTVT TP.HCM phấn đấu hoàn thành xử lý 26/37 điểm còn lại có nguy cơ ùn tắc giao thông.
Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đang chuẩn bị mở rộng đường Trường Chinh và Tân Kỳ Tân Quý để xóa kẹt xe ở điểm giao giữa 2 tuyến này.