Sau xe du lịch, xe bán tải, đến xe khách nhập từ ASEAN
Không chỉ tiếp tục nhập khẩu xe từ Thái Lan và Indonesia, đã có thêm chuyển biến từ phân khúc xe khách trên 9 chỗ nhập khẩu vào Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, với gần 120 chiếc từ Thái Lan, tuy số lượng không nhiều, nhưng cho thấy các doanh nghiệp nhập khẩu đã chính thức “mở lối” cho phân khúc này vào Việt Nam.
Không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi, nhưng các dòng xe trên 9 chỗ tại Việt Nam, như Nissan Urvan, Toyota Hiace…, còn bị “vạ lây” khi cũng gặp phải những rào cản khó khăn như các dòng xe du lịch dưới 9 chỗ; tức là phải có giấy chứng nhận kiểu loại (VTA), phải kiểm định khí thải và an toàn theo từng lô…
Chính vì vậy, kể từ đầu năm 2018 đến nay, tới tuần thứ 3 của tháng 8 này mới có lô xe gần 120 chiếc làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Và lô xe này, đều có xuất xứ từ Thái Lan, nơi Toyota đang sản xuất Hiace để xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực.
Trong khi đó, sau khoảng thời gian tạm dừng nhập khẩu, phân khúc xe khách trên 9 chỗ hiện đã thuộc về các mẫu xe láp ráp trong nước như Ford Transit, Fuso Rosa… và mới đây là Hyundai Solati.
Theo thống kê của VAMA, Ford Transit bán ra gần 550 chiếc trong tháng 7/2018 và lên tới gần 3.700 chiếc trong 7 tháng đầu năm. Trong khi đó, Hyundai Solati kể từ khi ra mắt vào giữa tháng 6/2018 đến nay cũng đã bán được gần 3.600 chiếc tại Việt Nam.
Xe du lịch dưới 10 chỗ: Tiếp tục cuộc canh tranh xe nhập & xe lắp ráp trong nước?
Không có dấu hiệu “giảm nhiệt” khi trong tuần này dòng xe du lịch dưới 10 chỗ từ Thái Lan và Indonesia vẫn duy trì việc nhập khẩu vào Việt Nam, cho dù theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xe làm thủ tục nhập khẩu Việt Nam có giảm hơn trước đó (chưa bằng 1/3) nhưng dòng xe du lịch vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể, và quan trọng là chứng tỏ không còn trở ngại nào đối với các dòng xe du lịch vào Việt Nam.
Ở phân khúc xe từ 9 chỗ trở xuống, trong tuần qua (từ 17 đến 23/8/2018), có 987 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam (trị giá gần 20,7 triệu USD, chiếm 88,4% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu). Và trong số này, đăng ký nhập khẩu chủ yếu là từ Thái Lan với 478 chiếc (chiếm tỷ trọng 48%), từ Indonesia với 393 chiếc, từ Đức là 72 chiếc, còn lại là xe có xuất xứ từ Nhật Bản, Anh.
Tính chung, số lượng xe từ Thái Lan và Indonesia chiếm tới 86% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tuần, và đây cũng là con số trung bình tỉ trọng số lượng xe nhập khẩu từ hai thị trường này vào Việt Nam trong tháng 8.
Các dòng xe đăng kí nhập khẩu với cơ quan Hải quan trong tuần:
Lượng nhập khẩu trong tuần đạt 1.116 chiếc, tương ứng tổng giá trị đạt 26,66 triệu USD. Trong khi đó, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tuần trước (từ ngày 10/8/2018 đến ngày 16/8/2018) đạt tới 3.723 chiếc với tổng giá trị là 89,1 triệu USD.
Ở phân khúc xe tải (bao gồm cả xe bán tải), trong tuần qua chỉ có 3 chiếc làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam, thấp nhất từ đầu năm đến nay. Dù chỉ có 3 chiếc, nhưng giá trị lên tới 632.000 USD (tương đương 210.000 USD/chiếc)
Ở phân khúc xe chuyên dụng, các doanh nghiệp Việt Nam trong tuần qua chỉ làm thủ tục nhập khẩu 8 chiếc, với giá trị khai báo gần 1,8 triệu USD. Trong đó, chủ yếu xe có xuất xứ từ Trung Quốc với 5 chiếc, từ Hàn Quốc với 2 chiếc và 1 chiếc từ Áo.
Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tuần qua số linh kiện và phụ tùng ôtô có giá trị 71,9 triệu USD đã được làm thủ tục nhập khẩu. Các thị trường nhập khẩu chính bao gồm từ Nhật Bản với 18,4 triệu USD, từ Hàn Quốc với 18,2 triệu USD, từ Trung Quốc với 13,5 triệu USD…
Năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam xếp trên Philippines để trở thành thị trường ô tô lớn thứ 4 tại Đông Nam Á. Tổng thể, toàn thị trường Đông Nam Á có sự hồi phục nhưng vẫn còn thấp hơn 20% so với trước khi có đại dịch Covid.
Công nghiệp ô tô sẽ được ưu tiên phát triển để đóng góp cho mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2030, thuộc top 3 ASEAN. Thời gian tới sẽ có thêm các chính sách ưu đãi cho ngành ô tô.
Sau những sự thất vọng lớn về giá xe sẽ giảm sau khi thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%, nhiều chuyên gia nhận định, giá ô tô tại Việt Nam chỉ có thể giảm khi xảy ra kịch bản “cung” lớn hơn “cầu”.
Tỷ lệ nội địa hóa thấp, chi phí sản xuất cao hơn xe nhập khẩu 10-20% , khiến giá xe trong nước khó có thể giảm để cạnh tranh với xe nhập khẩu từ ASEAN.
Khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước Asean về 0% thì kỳ vọng giá xe sẽ giảm khoảng 30% nhưng thực tế người mua xe vẫn phải mua với giá đắt hơn.