Lợi nhuận trong thời kỳ này đã giảm khoảng 71,4%, từ 489.53 tỉ Yên xuống còn 139.89 tỉ Yên (tương đương 1.84 tỉ USD). Doanh số bán hàng đã giảm 17.6%, xuống 5.54 tỉ Yên và lợi nhuận hoạt động giảm 77,2% xuống còn 119.39 tỉ Yên.
Các nhà sản xuất ô tô tại Nhật Bản, bao gồm Honda, đều cho rằng việc sụt giảm doanh số một phần do ảnh hưởng của thảm họa sóng thần và động đất vào tháng 3 tại Nhật và lũ lụt tại Thái Lan vào tháng 10 vừa qua.
Tỉ giá đồng yên quá cao, thường xuyên ở mức 76.30 Yên/USD vào hôm thứ 3 vừa rồi so với 82.20 Yên/USD cùng kỳ năm ngoái, cũng gây tác động trực tiếp vào doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu.
Lợi nhuận vận hành của Honda giảm xuống chủ yếu do sản lượng tiêu thụ giảm trong khi giá bán, giá nguyên liệu thô và tỷ giá đồng Yên đều tăng cao. Số lượng ô tô bán ra giảm 19%, khiến cho số lượng xe máy tiêu thụ tại châu Á và châu Mỹ không thể bù đắp lại.
Ngành sản xuất ô tô của Honda đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Một công ty đã từng dự báo về sự tăng trưởng của Honda cho tới tháng 3, cho rằng lợi nhuận hàng năm sẽ giảm xuống còn 215 tỉ Yên, giảm 59.7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận vận hành hàng năm được hi vọng là 200 tỷ yên, giảm 64.9% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số 7.85 nghìn tỉ Yên, giảm 12.2%.
Dự báo sản lượng ô tô toàn cầu giảm hơn 8%, từ 3.435 tỉ chiếc xuống còn 3.15 tỉ chiếc.
Riêng sự kiện lũ lụt tại Thái Lan đã làm thiệt hại 260.000 chiếc so với dự kiến, lợi nhuận giảm xuống 110 tỉ Yên và khiến cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô châu Á và các vùng khác chững lại.
Hoạt động của Honda tại xí nghiệp sản xuất xe ô tô ở Ayutthaya, trung tâm Thái Lan đã chững lại kể từ tháng 10 vừa qua, nhưng hi vọng sẽ vận hành trở lại vào khoảng cuối tháng 3.
Cuộc đối đầu của 2 tân binh SUV cỡ nhỏ là Kia Sonet và Toyota Raize có sự biến động khi đây là lần hiếm hoi có doanh số đảo chiều.
Dù chỉ mới ra mắt, nhưng đã có gần 700 xe Ford Everest được bàn giao nhờ đó mà đứng đầu phân khúc SUV và dần tạo khoảng cách với Toyota Fortuner.
Sau khi nguồn cung trở dần dần trở nên ổn định thì doanh số của các dòng MPV đã khởi sắc hơn với số lượng xe bán ra nhiều hơn.
Phân khúc hạng A ngày càng ít được người dùng quan tâm bởi tính thực dụng không còn quá nhiều, trong tháng 8 thì Hyundai i10 bất ngờ trở lại vị trí đầu bảng, còn VinFast Fadil đã không còn nhận đặt hàng những cũng có hơn 300 xe được bàn giao.
Trong tháng 8, phân khúc bán tải có nhiều sự thay đổi khá rõ rệt, cụ thể như Ford Ranger vì nhiều lí do mà chỉ có hơn 170 xe bán ra, Mitsubishi Triton giảm doanh số nhưng đúng đầu phân khúc, Mazda BT-50 là mẫu bán tải duy nhất có chỉ số tăng trương dương.