Theo báo cáo của Cục Hải quan TP.HCM, 9 tháng đầu năm đơn vị này đã thu được hơn 76,2 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 2.000 tỷ đồng so với cùng kỳ 2017.
Một trong các nguyên nhân khiến thu ngân sách giảm là do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam không còn nhu cầu nhập khẩu về TP.HCM nên nguồn thu từ nhóm này hạn chế. Mặt hàng xăng giảm đến 310 triệu USD so với cùng kỳ và các dòng thuế xăng dầu giảm theo lộ trình cắt giảm thuế quan nên khiến hải quan hụt thu đáng kể.
Ô tô nhập thuế còn 0% khiến hải quan thất thu
Một yếu tố quan trọng khác là do ô tô nhập khẩu chưa khởi sắc.
Cục Hải quan TP.HCM cho rằng kim ngạch nhập ô tô tháng 9 đạt 14,8 triệu USD, tăng 23% so với tháng 8/2018 nhưng chủ yếu là dòng xe nhập từ ASEAN, hưởng thuế nhập khẩu bằng 0%. Cho nên, nguồn thu từ nhóm ô tô dưới 9 chỗ ngồi tăng không đáng kể. Theo dự báo thì từ tháng 10/2018, dòng xe ô tô từ thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật, và Hàn Quốc bắt đầu nhập khẩu, sẽ giảm bớt phần nào khó khăn trong công tác thu ngân sách.
Tính đến hết 9 tháng năm 2018, kim ngạch từ những dòng thuế trong các Hiệp định thương mại tự do đã giảm 6.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017, ước tính cả năm sẽ giảm khoảng 10.000 tỷ so với năm 2017. Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi giảm 5.000 tỷ đồng so với cùng kỳ 2017.
Cục Hải quan TP.HCM cho rằng nếu không chịu tác động từ cắt giảm thuế quan và từ ô tô nhập khẩu chịu tác động của Nghị định 116 thì đơn vị này vẫn thu được 87 nghìn tỷ đồng, thay vì chỉ thu được hơn 76 nghìn tỷ trong 9 tháng.
Cơ quan này ước tính thu ngân sách tháng 10/2018 đạt khoảng 9.000 tỷ đồng. Dự kiến đến hết tháng 10/2018, Hải quan TP.HCM thu được khoảng 85,2 nghìn tỷ đồng, đạt 78,92% so với dự toán.
Tháng 11 và 12/2018, Hải quan TP.HCM phải phấn đấu thu đạt 22,7 nghìn tỷ đồng thì mới hoàn thành dự toán 108 nghìn tỷ đồng.
Cục Hải quan TP.HCM đánh giá nhiệm vụ 3 tháng cuối cùng của năm 2018 sẽ khó khăn hơn rất nhiều năm 2017, tuy nhiên, dự báo vẫn đạt 108 nghìn tỷ đồng, hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Theo Vietnamnet
Năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam xếp trên Philippines để trở thành thị trường ô tô lớn thứ 4 tại Đông Nam Á. Tổng thể, toàn thị trường Đông Nam Á có sự hồi phục nhưng vẫn còn thấp hơn 20% so với trước khi có đại dịch Covid.
Công nghiệp ô tô sẽ được ưu tiên phát triển để đóng góp cho mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2030, thuộc top 3 ASEAN. Thời gian tới sẽ có thêm các chính sách ưu đãi cho ngành ô tô.
Sau những sự thất vọng lớn về giá xe sẽ giảm sau khi thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%, nhiều chuyên gia nhận định, giá ô tô tại Việt Nam chỉ có thể giảm khi xảy ra kịch bản “cung” lớn hơn “cầu”.
Tỷ lệ nội địa hóa thấp, chi phí sản xuất cao hơn xe nhập khẩu 10-20% , khiến giá xe trong nước khó có thể giảm để cạnh tranh với xe nhập khẩu từ ASEAN.
Khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước Asean về 0% thì kỳ vọng giá xe sẽ giảm khoảng 30% nhưng thực tế người mua xe vẫn phải mua với giá đắt hơn.