Kể từ sau thời điểm dịch bệnh, thị trường ô tô Việt Nam đã có không ít sự biến đổi lạ lùng. Trong đó việc các thương hiệu đến từ thị trường Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều, có thể kể đến như BYD, Wuling, Lynk & Co, Omoda, Jaecoo,… thậm chí có những hãng xe cam kết gắn bó thông qua việc xây dựng nhà máy.
Mới đây thêm một thương hiệu mới gia nhập thị trường Việt Nam là GAC, tuy nhiên thay vì gia nhập phân khúc phổ thông thì hãng lại chọn cách tiếp cận khá lạ với việc ra mắt hai bộ đôi xe định vị trong phân khúc cao cấp là M8 và GS8.
Theo thông tin thì hai mẫu xe GAC M8 và GS8 được áp dụng khá nhiều công nghệ từ Toyota có thể kể đến như khung gầm, hệ thống hybrid và hộp số,…. Trong đó M8 định vị trong phân khúc MPV cao cấp và GS8 là SUV cỡ lớn.
GAC M8 được chào bán với mức giá từ 1.699 - 2.199 tỷ đồng cho 3 phiên bản và GS8 từ 1.269 - 1.369 tỷ đồng cho 2 phiên bản. Mức giá này được xem là hợp lý khi định vị trong phân khúc cao cấp, tuy nhiên với đại đa số thị hiếu của người dùng thì lại tạo nên khá nhiều sự tranh cãi khi cho rằng 2 mẫu xe GAC thuộc phân khúc phổ thông và mức đề xuất trên họ có nhiều lựa chọn hơn.
Cũng trong thời gian tới, GAC cũng có kế hoạch giới thiệu thêm mẫu MPV M6 Pro tại Triển lãm ô tô Việt Nam (VMS) vào cuối năm 2024. Ngoài ra chiến lược của GAC tại Việt Nam sẽ được thực hiện thông qua đối tác phân phối Tan Chong.
Trong thời gian đầu, các sản phẩm của GAC sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, sau đó từ Malaysia khi nhà máy tại đây bắt đầu lắp ráp xe tay lái bên trái. Việc nhập khẩu từ Malaysia có thể giúp giảm giá nhờ vào ưu đãi thuế nhập khẩu 0% nếu đạt đủ tỷ lệ nội địa hóa.
Dự kiến, việc GAC lắp ráp xe tại Việt Nam sẽ bắt đầu từ tháng 3/2025, chỉ khoảng nửa năm nữa. GAC đã dành nhiều thời gian nghiên cứu thị trường và, cùng với đối tác Tan Chong, tin tưởng vào khả năng thành công tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
Gác chân lên ghế là hành vi tối kị, nếu không là chủ xe thì đó có thể là lần cuối bạn được người ta cho đi nhờ.