Cuối tháng 11/2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ phải thực hiện ngay công tác sao lưu dữ liệu thu phí. Tuy nhiên với đợt kiểm tra ngày 13/5 vừa rồi công ty này vẫn chưa thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí theo yêu cầu.
Thực hiện chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn kinh doanh, khai thác, Tổng cục Đường bộ báo cáo Bộ GTVT phương án xử lý là yêu cầu đơn vị này dừng thu phí kể từ ngày 10/6/2019 cho đến khi Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí dịch vụ theo đúng quy định.
Đại diện Tổng cục đường bộ cho biết, cơ quan này sẽ kiểm tra công tác thực hiện của nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư đã thực hiện sao lưu theo quy định sẽ không dừng thu phí, nếu không thực hiện trước 10/6 sẽ dừng thu phí theo quy định.
Liên quan đến công tác sao lưu dữ liệu phục vụ hậu kiểm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các trạm thu phí định kỳ sao lưu dữ liệu thu phí phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm (bao gồm các tập tin cơ sở dữ liệu; các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm; các tập tin video liên tục giám sát làn sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 5 năm; các tập tin video giám sát cabin và giám sát cách sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 1 năm).
Trước đó, tại buổi họp về việc thu phí hoàn vốn cho các trạm BOT hồi cuối tháng 3/2019 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết:
“Thực tế, có một số nhà đầu tư chưa đáp ứng được công tác sao lưu dữ liệu. Trong khi đó, theo quy định Thông tư 49/2016, nếu đơn vị thu phí không thực hiện sao lưu dữ liệu thu từ 10-15 ngày sẽ bị trừ 2 ngày thu phí; không sao lưu dữ liệu 16-30 ngày sẽ bị trừ 4 ngày thu phí… Việc sao lưu là trách nhiệm của nhà đầu tư. Đây cũng chính là quyền lợi của nhà đầu tư khi hậu kiểm sau này”.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng cho biết muốn lấy lòng tin của nhân dân thì Tổng cục Đường bộ phải phối hợp với nhà đầu tư thực hiện tất cả các giải pháp để minh bạch quá trình thu phí, trong đó có công tác sao lưu dữ liệu. Đây là chỉ đạo chung để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của Thông tư 49/2016 của Bộ GTVT.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến huyết mạch cửa ngõ phía Nam của Hà Nội, có lưu lượng phương tiện rất lớn hàng ngày và thường ùn tắc vào dịp lễ tết.
Nhờ các ưu đãi kết hợp từ Chính phủ và đại lý, phân khúc xe cỡ nhỏ đô thị đã có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm trước. Kia Sonet và Hyundai i10 đã có sức bật về doanh số tốt hơn, mẫu xe điện VinFast VF 5 cũng tăng trưởng gần như gấp đôi.
Sáng hôm qua (ngày 18/6), cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Vành đai 3 TP HCM cùng được khởi công giúp liên kết vùng.
Ngày 18/6, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ khởi công theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/7/2022. Dự kiến, sau khi hoàn thành tuyến cao tốc này. thời gian chạy xe từ TPHCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu được rút ngắn, chỉ còn khoảng 70 phút thay vì 150 phút như hiện nay.
Thời tiết đang vào mùa mưa bảo dễ gây mất tầm nhìn, nhất là khi đi trên các cung đường cao tốc vốn có tốc độ, vậy trong tình huống này có nên dùng đèn hazard hay không?
Dự kiến tháng 6/2026, dự án sẽ Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc hoàn thành và đấu nối với các tuyến cao tốc khác nhằm thúc đẩy phát triển vùng.