Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết cả nước đang có 463 cơ sở đào tạo lái xe và 121 trung tâm sát hạch lái xe do các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức đầu tư theo cơ chế xã hội hóa, hoạt động độc lập.
Đối với những cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe sử dụng nguồn kinh phí nhà nước, thời gian tới, Bộ Công an sẽ tham mưu báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan để thực hiện triệt để xã hội hóa loại hình dịch vụ này.
Thuyết minh về dự án Luật đảm bảo TTATGT, Cục CSGT cho rằng công tác quản lý đào tạo lái xe hiện đang bị buông lỏng, không thực hiện hoặc kiểm soát thường xuyên, dẫn tới nhiều học viên bị “hổng” kiến thức nhưng vẫn được cấp GPLX. Tuy nhiên, giáo viên lại không phải chịu trách nhiệm gì.
Trong dự thảo luật, trách nhiệm đào tạo, sát hạch và cấp GPLX sẽ được chuyển từ Bộ GTVT sang cho Bộ Công an. Cục CSGT cho hay khi tiếp nhận, Bộ Công an sẽ nghiên cứu, bố trí lại chương trình đào tạo theo hướng ngắn gọn, hiệu quả, đảm bảo tối ưu tận dụng thời gian, tài chính cho người học lái xe.
“Học viên sẽ được lựa chọn hình thức đào tạo và trung tâm sát hạch. Căn cứ chất lượng đào tạo, giáo viên dạy lái và cơ sở vật chất để có hướng xử lý theo quy định pháp luật đối với cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch không đủ điều kiện” – Cục CSGT thông tin.
Nói thêm về vấn đề này, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT, nhấn mạnh Luật đảm bảo TTATGT quy định tăng cường trách nhiệm của cơ sở đào tạo cũng như giáo viên dạy lái đối với chất lượng của học viên.
Theo đó, dữ liệu đầu vào của học viên được lưu trữ đầy đủ, từ việc họ chọn giáo viên là ai, trung tâm nào. Để xảy ra TNGT, trách nhiệm chính là của tài xế, nhưng trung tâm và thậm chí cả giáo viên đào tạo ra tài xế đó cũng phải có trách nhiệm.
Cục phó C08 nói giáo viên dạy lái sẽ được phân theo rank (cấp - PV) từ cao xuống thấp, học viên của ai có bao nhiêu vi phạm, gây ra bao nhiêu vụ tai nạn đều được lưu trên hệ thống, công khai cho mọi người biết. Nếu rank thấp, giáo viên đó sẽ không có học viên chọn, từ đó nâng cao trách nhiệm của người đào tạo.
“Ví dụ tài xế ra đường xi-nhan mà không nhìn, chỉ biết cứ thế mà đánh lái, thì rõ ràng phải quy trách nhiệm của cả người đào tạo và sát hạch” – Đại tá Bình nhấn mạnh.
Tài xế sẽ được cấp giấy chứng nhận đào tạo
Trong dự thảo Luật Đảm bảo TTATGT, Bộ Công an đề xuất người học lái xe được đào tạo hoặc lựa chọn hình thức tự học các kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ; được đào tạo kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông, các kiến thức và kỹ năng phòng ngừa TNGT, sơ cứu ban đầu, văn hóa ứng xử...
Kết thúc khoá học, người học lái xe được cơ sở đào tạo kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo.
Đáng chú ý, người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng GPLX phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng GPLX; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng GPLX lên hạng D2, D tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.
Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai nghiêm cấm lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ công an can thiệp xử lý vi phạm giao thông.
Chiều nay 29/3, Bộ Công an công bố danh sách 21 bị can liên quan vụ bắt quả tang nhiều golfer đánh bạc ở trong khách sạn tại Vĩnh Phúc
“2 cháu đã chịu trận, đã xin rồi mà các chú hết gậy, đấm, đá, vụt thẳng mũ bảo hiểm vào đầu, vào gáy như vậy, quá dã man”
Thủ trưởng các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng đối với các dự chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.
Chiếc xe hạng sang màu trắng hiệu Lexus dừng đỗ sai quy định trên phố Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào sáng nay. Khi được tổ công tác liên ngành nhắc nhở, lái xe không những không chấp hành di chuyển mà còn… khoá xe bỏ đi.