Khai báo thiếu hàng triệu USD
Báo cáo mới đây lên Tổng cục Hải quan, Chi Cục kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan Tp HCM cho biết đang có nhiều vướng mắc trong việc xử phạt “tội” lách luật, trốn thuế của Công ty CP Ô tô Âu châu (Euro Auto – viết tắt EAC) - nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền ô tô BMW tại Việt Nam.
Cơ quan này cho hay, đợt kiểm tra sau thông quan hồ sơ nhập khẩu xe từ ngày 1/1/2010 đến 29/6/2012 đối với công ty Ô tô Âu châu, kết quả cho thấy, có nhiều khoản chi phí đáng lẽ phải cộng vào trị giá nhập khẩu hàng hóa để tính thuế nhưng công ty đã “quên” khai báo.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, các lô hàng xe BMW 100% mới của Ô tô Âu châu đều được thông quan theo phương pháp xác định trị giá giao dịch để tính thuế, là giá ghi trên hóa đơn mua bán, đã bao gồm cước phí vận tải (C&F). Công ty còn cam kết không trả bất cứ khoản nào cho đối tác bán xe ngoài số tiền đã ghi trên hóa đơn nên trong tờ khai, không có chi tiết khai khoản chi phí phải cộng hay phải trừ.
Thực tế kiểm tra thì ngược lại, ngoài giá trị theo hóa đơn mua bán, công ty Ô tô Âu châu đã khai thiếu các khoản chi phí phải cộng lên tới hơn 2,1 triệu USD.
Cụ thể, đó là những khoản tiền mà Ô tô Âu châu đã trả cho đối tác là Công ty Asia Auto Finance Ltd ở Hồng Kông (AAF) - đơn vị đóng vai trò trung gian trong việc mua bán xe ô tô hiệu BMW giữa công ty Ô tô Âu châu với chính hãng BMW, theo Hợp đồng tư vấn dịch vụ ký từ ngày 1/1/2010.
Trong đó, hàng tháng, công ty Ô tô Âu châu trả cho đối tác AAF khoản tiền 25.000 USD. Tổng số tiền đã được công ty này thanh toán trong thời gian từ 1/1/2010 đến 29/6/2012 cho đối tác là 750.000 USD.
Hàng quý, công ty tính tổng doanh số bán xe quý trước và nhân với 3% doanh số bán xe đó để tính chi phí cho AAF. Trong khoảng thời gian trên, công ty đã trả cho AAF tổng số tiền lên tới 1.395.766 USD.
Qua đó, Chi Cục kiểm tra sau thông quan TP HCM kết luận, tất cả các khoản mà Ô tô Âu châu đã trả cho AAF phải được cộng vào giá trị hàng nhập khẩu khi khai báo tại hải quan.
Bởi căn cứ theo hợp đồng giữa 2 bên, khoản tiền 2,1 triệu USD trên chính là khoản chi phí trả cho 5 nội dung tư vấn môi giới của AAF đối với Ô tô Âu châu, liên quan trực tiếp đến nhập khẩu xe BMW vào Việt Nam trong 2 năm rưỡi qua. Cũng như việc thanh toán mua xe, toàn bộ các chi phí này đều thực hiện thông qua Ngân hàng HSBC Việt Nam.
Tương ứng với giá trị trên, tổng số thuế phải nộp mà Ô tô Âu châu khai thiếu lên tới 82,607 tỷ đồng.
Đưa nhau ra tòa
Theo báo cáo của chi cục, “mánh khóe” lách luật của Công ty Ô tô Âu Châu là cố tình sử dụng hai bản Hợp đồng “tư vấn – dịch vụ” có nội dung và hình thức khác nhau. Một bản xuất trình cho cơ quan hải quan khi được kiểm tra, một bản được sử dụng cho các giao dịch thực tế phát sinh tại Ngân hàng HSBC Việt Nam.
Bên cạnh đó, chi cục cũng phát hiện các khoản chi phí vận tải, bốc dỡ, xếp hàng tại cửa khẩu nhập có liên quan đến hàng nhập khẩu mà Ô tô Âu châu không khai báo, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp là 328,240 triệu đồng.
Không chỉ vậy, công ty Ô tô Âu châu còn cố tình không khai báo chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa. Chi cục kiểm tra sau thông quan TP HCM đã xác minh tại công ty môi giới bảo hiểm AON VN, công ty Bảo hiểm Chartis Việt Nam và đang tiến hành thủ tục truy thu thuế đối với các tờ khai từ năm 2008- 2012 do hành vi này.
Ngoài ra, còn có những khoản chi như tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ cũng được đề cập trong hợp đồng tư vấn dịch vụ giữa Ô tô Âu châu và AAF nhưng cơ quan hải quan chưa đủ điều kiện xác minh làm rõ.
Trước các vi phạm trên, Cục trưởng Cục Hải quan Tp HCM đã ra quyết định ấn định thuế truy thu tổng số tiền thuế là 82,935 tỷ đồng. Đồng thời, vụ việc cũng được hải quan chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát và cơ quan cảnh sát điều tra công an TP HCM.
Công ty Ô tô Âu châu cũng đã có nhiều văn bản giải trình với hải quan về vấn đề trên, chủ yếu là đổ cho nguyên nhân “nhầm lẫn” và “sơ xuất”. Tuy nhiên, theo hải quan, những “nhầm lẫn” và “sơ xuất” này lại mang tính hệ thống nên các giải trình của công ty đều không nhất quán, không khách quan, thiếu thuyết phục và chưa trung thực.
Tuy nhiên, vụ việc “đòi nợ” thuế cho ngân sách Nhà nước này đang bị ách tắc. Công ty Ô tô Âu châu đã đâm đơn khởi kiện tại Tòa hành chính, Tòa án Nhân dân Tp HCM. Do đó, Tòa án đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành quyết định ấn định thuế của hải quan Tp HCM.
Gần đây nhất, phiên sơ thẩm diễn ra ngày 1/1/2013, tòa án đã chấp thuận nội dung đơn khởi kiện của Công ty Ô tô Âu châu. Hiện nay, Cục Hải quan TP HCM đang tiến hành thủ tục kháng cáo theo quy định.
Cũng theo kết quả kiểm tra, kể từ tháng 1/2010 đến 29/6/2012, công ty CP Ô tô Âu châu đã nhập khẩu ô tô mới BMW với tổng kim ngạch lên tới 1.120 tỷ đồng. Tổng số thuế nhập khẩu đã được công ty nộp là 980 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt là 1.054 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là 312 tỷ đồng.
Theo các thông tin chưa xác thì hiện tại một số đại lý BMW Việt Nam đã chính thức nhận đặt hàng mẫu BMW XM vốn là chiếc xe thương mại đắt đỏ nhất của BMW trên toàn cầu.
Đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập thương hiệu, năm 2023 được coi là một năm quan trọng đối với BMW Motorrad. Và trong lễ kỷ niệm năm nay, công ty đã đạt được một cột mốc quan trọng khác đó là việc sản xuất chiếc GS - mẫu xe mang tính bước ngoặt trong lịch sử sản xuất của hãng. BMW hiện cũng đã chính thức xác nhận với giới truyền thống rằng sẽ ra mắt phiên bản mới nhất R1300GS vào ngày 28/9 sắp tới.
Bất lợi vì không được hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ khi có hiệu lực từ 1/7/2023, nhà phân phối Audi đã có những hỗ trợ mạnh cho các dòng xe của mình.
Sau thông tin việc BMW Motorrad đã thông báo về sự ra mắt M1000XR vào ngày 6 tháng 6 năm 2023 với một hình ảnh giới thiệu. Hiện một chiếc M1000XR đã được nhìn thấy trên đường đua Isle of Man vào cuối tháng 5, cùng với Peter Hickman, người chiến thắng nhiều giải TT trong thời gian qua.
Phân khúc xe sang cũng trở nên điều hiu hơn khi thị trường chậm lại, để kích cầu nhiều hãng xe đã có những đợt điều chỉnh giá bán nhằm tăng sức hút, trong đó BMW cũng không ngoại lệ.