Kỹ thuật xe ô tô, - 14/10/2022 02:10 PM
Các thông số kỹ thuật trên lốp xe ô tô không phải ngẫu nhiên mà nhà sản xuất in một dãy các con số lên trên lốp. Những thông số này đều mang một ý nghĩa riêng và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận hành của xe mà chắc hẳn không phải ai cũng biết được. Dưới đây là các thông số kỹ thuật cơ bản của lốp xe mà bạn cần hiểu rõ, bài viết này sẽ giúp ích bạn có được sự lựa chọn đúng đắn hơn khi chọn mua lốp. 

Các thông số cơ bản của lốp xe

Lốp xe ô tô là yếu tố quan trọng trong việc vận hành êm ái xe và ảnh hưởng nhiều đến khả năng bám, lực cản của xe. Lốp xe được thiết kế với các thông số chính gồm bề rộng lốp, chiều cao lốp, đường kính trong/vành và những thông số liên quan. Chính vì thế, để lựa chọn một bộ lốp phù hợp cũng như đảm bảo được độ bền cao cho “xế yếu” bạn cần phải nắm rõ ý nghĩa tất cả các thông số tiêu chuẩn dưới đây.

Như trong hình trên, ta có thông số lốp : P205/55R16 91S. Ý nghĩa các thông số này như sau:

P (Passenger vehicle): là loại lốp dùng cho các loại xe có thể chở “hành khách”. 

205: Bề rộng lốp, tính từ 2 bên thành lốp là 205 mm.

55: Chiều cao lốp bằng 55% của bề rộng lốp (205mm), bằng 112,75 mm.

R: viết tắt của “Radial” nghĩa là lớp bố có kết cấu tỏa tròn, kết cấu thông dụng nhất trên ô tô hiện nay.

16: Đường kính mâm xe phù hợp là 16 inch.

91: Áp suất/tải trong tối đa lốp chịu được là 615 kg.

S: Lốp có thể hoạt động ở vận tốc tối đa 180 Km/h.

Trong đó, hai thông số về vận tốc và tải trọng tối đa được tra từ bảng sau:

Một số ký hiệu khác trên lốp

Loại lốp: dựa vào điều kiện mặt đường, thời tiết hoặc các mùa trong năm lốp xe sẽ được phân loại khác nhau. 

Đối với loại lốp dùng cho đường tuyết và đường nhiều bùn, lầy hay các thời tiết khác sẽ có ký hiệu M+S /M&S (Mud and Snow). Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy trên lốp xe có ký hiệu M+SE thì ý nghĩa của thông số này cũng  tương tự như ký hiệu M+S tuy nhiên nó có độ bám tốt hơn trên đường nhiều sỏi đá, tuyết nhiều…

 DOT: ký hiệu tiêu chuẩn an toàn của bộ giao thông Hoa Kỳ.

Thời gian sản xuất: là một dãy 4 con số, 2 ký tự đầu chỉ tuần sản xuất thứ n trong năm, 2 ký tự sau là 2 số cuối của năm sản xuất và sẽ được làm chìm (hoặc nổi), nằm trong 1 vòng tròn trên thành lốp. Ví dụ, trên lốp ô tô có mã số 4708. Dãy số này được hiểu là lốp sản xuất vào tuần thứ 47 của năm 2008. 

Tên hãng lốp: Một số hãng lốp xe phổ biến như Bridgestone, Goodyear, Dunlop, Michelin, Pirelli,... Bên cạnh tên hãng, trên thành lốp còn có tên dòng lốp, mã số dòng lốp, tùy vào hãng lốp quy định và đặt tên.

TREADWEAR: được hiểu là khả năng chống mài mòn của lốp. Giá trị tiêu chuẩn là abc=100, chỉ số này chỉ mang tính chất tham khảo bởi lốp mòn có thể có nhiều nguyên nhân. Việc mòn nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào thói quen lái, khí hậu, tình trạng mặt đường...

TRACTION A: thể hiện cho khả năng bám đường của lốp xe. Khả năng bám đường được tính theo tỉ lệ giảm dần từ AA → A → B → C. Loại A thường được sử dụng nhiều ở Việt Nam, chịu được lực ly tâm đến 0,35G (G - gia tốc trọng trường) khi xe quay vòng.

TEMPERATURE A: đo khả năng chịu nhiệt hạng A. Khả năng chịu nhiệt xếp cao nhất có ký hiệu là A, trung bình là B còn C là thấp nhất.

MAX PERMIT INFLAT: chỉ áp suất lốp tối đa, được tính theo đơn vị psi hoặc kPA. Lưu ý rằng thông số này mang tính chất tham khảo, không dùng để sử dụng thực tế. Áp suất bơm lốp cần thiết thấp hơn khá nhiều.

TUBELESS: Lốp không săm.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.