Câu trả lời là: Tùy theo dòng xe biker sử dụng để chở thêm người mà có những mức độ bất tiện khác nhau. Cụ thể như:
Việc chở thêm người ngồi sau 1 chiếc Sportbike thực sự là hình ảnh rất ngầu, tuy nhiên với người lái nó cũng có thể đó là cực hình, khi di chuyển trong phố, việc góc lái hẹp kết hơp sử dụng côn số liên tục đã là ác mộng với người lái rồi, nếu chờ thêm người ngồi sau thì càng tăng thêm sự mệt mỏi cho biker.
Nếu sử dụng sportbike trên những chuyến đi dài, việc mỏi lưng khi chạy là không thể tránh khỏi. Chở thêm người ngồi sau càng tăng thêm sức nặng cho người lái, người ngồi sau không quen tư thế ngồi, không biết hợp tác với người lái thì khi di chuyển tốc độ cao hay vào cua liên tục đều sẽ gây nguy hiểm cho cả hai người. Anh Dương Quang Minh chia sẻ: “ngầu chứ mệt lòi ra , vẫn thích chạy mình , chạy nhanh cũng tư tin hơn” hay như bạn Thái Dương nói: “Không biết mọi người sao chứ đi ngoài đường thấy mấy anh chạy sport chở ghệ mình nhìn mà tội nghiệp giùm cô ghệ luôn”
Đau lưng mỏi mông phải biết”
Đối với các dòng xe này, việc chở thêm người ngồi sau gần như không có nhiều bất tiện nhiều như khi sử dụng Sportbike. Tuy nhiên cũng không phải là không có bất tiện. Thường những chiếc xe này có khối lượng lớn hơn Sportbike cộng thêm việc chở người đằng sau mà tổng khối lượng khi điều khiển xe tăng lên vài chục kg, gây không ít khó khăn khi di chuyển trong phố
Khi di chuyển đường dài, các dòng xe này sẽ đem lại sự thoải mái hơn cho cả người lái lẫn người ngồi sau. Nhưng khi di chuyển cũng luôn phải để ý đến người ngồi sau lo ngồi sau ổn không, sợ không, biết cách vịn trên xe không, có buồn ngủ không… bạn Võ Ngọc Hải chia sẻ: “Đi mình khoẻ hơn, đi 2 muốn đi phải hỏi trước , rồi đang đi phải hỏi người ngồi sau có mệt có mỏi gì không….”
Trên các diễn đàn về mô tô cũng có nhiều ý kiến về vấn đề này, tuy nhiên đa phần đều cảm thấy bất tiện, ví dụ như:
Vậy nếu trong trường hợp bắt buộc phải chờ thêm người ngồi sau thì sao? Dưới đây là 1 số kĩ thuật cho người ngồi sau khi di chuyển trên những chiếc PKL:
- Ngồi sát vào người lái, hai tay ôm người lái tạo thể thống nhất giúp cân bằng xe.
- Khi phanh xe gấp, kẹp nhẹ hai chân vào người lái đồng thời hai tay chống bình xăng, như vậy người ngồi sau không dồn lực lên người ngồi phía trước khiến cả hai bị trôi về phía trước,
- Khi người ngồi sau cua, người ngồi sau hãy nghiêng theo chiều nghiêng của người lái hoặc ôm chặt tài người lái, để chuyển động đồng nhất, tạo cân bằng cho xe khiến vào cua an toàn nhất.
- Nắm bắt các ký hiệu đễ hỗ trợ người lái khi cần thiết.
-không nên ngồi cách quá xa so với người lái, không ôm bám vững chắc sẽ khiến xe mất cân bằng và dễ trượt nếu vào cua.