Khám Phá, - 22/12/2015 10:14 PM
Câu chuyện xoay quanh chủ đề văn hóa lái xe của các tài xế Việt là những điều mà nói mãi cũng chưa hết, tuy nhiên nói chung lại cũng chỉ trong 4 chữ “Ý thức chưa tốt”.

Ý thức tham gia giao thông chưa tốt

Một khi được công nhận là người đủ khả năng thực hiện hành vi tham gia giao thông trên đường, nghĩa là về kiến thức giao thông lẫn kỹ năng lái xe an toàn đã trở thành xương sống quan trọng của mỗi tài xế.

Tuy nhiên, thực tế thì điều này hoàn toàn ngược lại, bởi không ít người có ý thức tham gia giao thông chưa tốt, thậm chí là kém vi phạm những lỗi từ sơ đẳng như vượt đèn đỏ, lấn tuyến, cắt ngang đầu xe hoặc cố tình chở quá tải...

Sự chủ quan, tính hiếu thắng và cả sự bất cẩn khiến không ít tài xế Việt gây nên bao cảnh tai nạn tang thương cho bao người xung quanh và ngay chính bản thân mình.

Để xoá bỏ được những định kiến không hay về ý thức giao thông của các tài xế Việt từ trước đến nay thì trước mỗi lần lăn bánh trên đường, mỗi người hãy tự ý thức cho bản thân mình, thận trọng trong mỗi cú nhấn ga và biết cách quan sát tinh tế hơn.

Chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm là một trong những "nết xấu" phổ biến của văn hoá hai bánh người Việt.

Thiếu bình tĩnh xử lý tình huống

Dù được trang bị những kỹ năng lái xe, nắm rõ luật lệ và thậm chí có kinh nghiệm cầm vô lăng nhiều năm nhưng cũng không ít tài xế Việt lúng túng, thiếu bình tĩnh khi xử lý những tình huống, đặc biệt là khi trực tiếp gây ra tai nạn thì lại bỏ trốn hoặc muốn thoái thác trách nhiệm.

Nguyên nhân tạo nên điều này xuất hiện từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chủ yếu là khả năng làm chủ bản thân chưa tốt. Việc không được rèn luyện và trải nghiệm qua nhiều tình huống khác nhau khiến người Việt luôn thiếu tự tin, sợ gây lỗi lầm và luôn sợ bị người khác gièm pha, đánh giá.

Tuy nhiên, lỗi này không phải là không có cách “trị”, điều cốt lõi trước tiên nằm ở ý thức tham giao thông, sau đó người lái nên không ngừng trau dồi kỹ năng lái xe, kinh nghiệm xử trí và quan trọng nhất vẫn là một tinh thần trách nhiệm cao để dù không may có điều xấu đến với mình thì sự trung thực, hợp tác chân thành sẽ nhận được cảm thông của những người khác.

Văn hoá ứng xử kém

Đặc thù của đường sá Việt Nam đã hình thành từ bao lâu nay nên văn hoá giao thông cũng từ đó gây ra không ít khó chịu ngay cả chính chúng ta. Bấm còi inh ỏi, tay cầm điếu thuốc phì phèo còn tay kia cầm lái, xả rác, giành đường, bật đèn pha không đúng lúc và cả chửi tục… thật không khó để hình dung ra bức tranh “muôn màu” của các tài xế Việt trên mọi nẻo đường.

Không thể đổ lỗi hết cho giáo dục, giá trị xã hội xuống cấp hay những điều này nọ thì mỗi tài xế có lẽ nên xem xét lại văn hoá ứng xử của chính mình trước. Bên cạnh đó, cộng đồng tài xế nói riêng và cả xã hội nói chung đều cần phải chung tay góp sức, tuyên truyền với nhau để cải thiện môi trường văn hoá đi xe của nước ta ngày một tốt hơn.

Xử phạt chưa nghiêm

Luật đường bộ nói riêng và luật giao thông quốc gia nói chung đã không ngừng cập nhật, thay đổi nhằm phù hợp với tình hình giao thông của đất nước. Tuy nhiên, về hình thức xử phạt, hiện vẫn chưa quản lý chặt chẽ cũng như đưa ra các mức xử phạt hợp lý để răn đe, giáo dục công dân tham gia giao thông.

Một số hành vi hoặc vi phạm đáng lên án của không ít tài xế Việt cần được đưa vào khung phạt như sử dụng còi âm lượng lớn, cố tình gây cản trở giao thông; hoặc phạt nặng hơn các lỗi chạy quá tốc độ, điều khiển xe khi say xỉn, vượt đèn đỏ… sẽ phần nào cải thiện bộ mặt giao thông của nước nhà, đem tới sự an tâm cho tất cả những ai muốn tham gia giao thông văn minh.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.