Chưa đến nữa tháng mà có đến 2 vụ tai nạn nghiêm trọng tại đèo Bảo Lộc đoạn gần khúc cua Miếu 3 Cô khiến nhiều người lo lắng bởi không biết do tâm linh hay tài xế lái ẩu.

Đèo Bảo Lộc mặc dù không phải là tuyến đường độc đạo duy nhất để lên Đà Lạt nhưng đây là con đường ngắn nhất cũng như tốt nhất để nối liền với các khu vực xung quanh. Mặc dù có bề mặt đường đẹp, hệ thống chiếu sáng đầy đủ nhưng đây lại là nơi thường xuyên xảy ra các tai nạn nghiêm trọng, bi thảm đặc biệt là tại 2  khúc cua Miếu Ba Cô và Đài Đức Mẹ. Cũng chính tại nơi đây là diễn ra 2 tại nạn thương tâm trong vòng chưa đến nữa tháng dẫn đến hoài nghi về yếu tố tâm linh hay do sự chủ quan của tài xế

tai-nan-tai-mieu-3-co-deo-bao-loc-tam-linh-hay-lai-au

Đầu tiên là vào ngày 24/2/2021 một chiếc cuv BAIC Q7 của Trung Quốc khi đến khúc cua đoạn Đài Đức Mẹ suối An Bình đã không làm chủ tay lái ở tốc độ cao tông thẳng vào tảng đá bên đường khiến 4 người trên xe thuộc cùng một gia đình đã không may mắn qua khỏi. Chưa đầy 1 tuần sau vào tối ngày 02/03/2021, cách đó khoảng 2 cây số tại khúc cua Miếu 3 Cô, một xe tải nhỏ vượt xe tải lớn nhưng hạn chế tầm nhìn đã va chạm với xe container hướng ngược lại khiến xe lao xuống vực, xe tải lớn và xe 16 chỗ cũng chịu ảnh hưởng, may mắn vụ tai nạn không có thương vong về người nhưng lại khiến đoạn đèo Bảo Lộc bị phong tỏa vào ngày 03/03/2021 để diễn ra công tác cứu hộ.

Lái non hay yếu tố tâm linh

Đây không phải lần đầu tiên đèo Bảo Lộc xuất hiện những vụ tai nạn như thế này, đã có những vụ việc thương tâm hơn từ xe chở rau, xe khách, xe con, xe máy cả phân khối lớn, nhưng diễn ra liên tiếp trong thời gian ngắn khiến nhiều người hoang man bởi yếu tố tâm linh. Bởi có khá nhiều câu chuyện thần kì bí ẩn từ cánh tài già trên cung đèo này cũng như các ngôi miếu dọc đèo, đặc biệt là khúc cua tay áo Miếu 3 Cô quá nổi tiếng.

Nhưng nếu nhìn kỹ, suy xét cái yếu tố thì ở tai nạn đầu tiên tại Đài Đức Mẹ suối Bình An, có thể thấy, tài xế chiếc cuv khá chủ quan trong trường hợp này, khi không có dấu hiệu giảm tốc mà cứ thế bo cua dẫn đến mất lái. Những ai đã đi khúc cua này, hay những lái xe kinh nghiệm đều cho rằng, đoạn đường này rộng, container cũng có thể quay đầu, nhưng lại có độ dốc khá cao, cua tròn nhìn trên hình thì dễ nhưng thực tế rất khó. Dễ hiểu thì dựa trên vật lý thì cua càng tròn thì lực ly tâm càng lớn, mặt đường lại có độ nghiêng nên khi vào cua nếu không chắc tay giữ vô lăng thì việc mất lái rất xảy ra. Trong video cũng có thể thấy chiếc cuv lúc gần giữa cua có thể vì vấn đề gì đó đã lạc tay lái 1 nhịp kết hợp với tốc độ đã dẫn đến vụ việc đáng thương trên.

Còn vụ tại nạn thứ hai tại cua tay áo Miếu 3 Cô, có thể trách nhiều bởi lái xe tải nhỏ đã quá ẩu trong vụ việc này. Dựa trên video ghi lại có thể thấy lỗi hoàn toàn đến từ tài xế khi vượt chưa đủ điều kiện an toàn, lấn san lane bên cạnh khi vạch liền vàng, không dứt khoát khi vượt xe dẫn đến tai nạn trên. Ngoài ra dựa trên vị trí camera ghi lại, thì trong tình huống trên, xe tải không giữ khoảng cách an toàn, bám đuôi xe trước nên tầm quan sát gần như bằng không, gặp container đang đổ dốc vào cua, xe tải gần như không thể lách được bởi trong thế kẹt giữa các xe dẫn đến tai nạn.

Biện pháp nào an toàn để đi đèo

Hai vụ tai nạn trong 2 thời điểm khá gần nhau khiến nhiều người bức xúc bởi thực trạng chạy xe ẩu, ai ai cũng đều đều đưa ra ý kiến để ngăn chăn việc này như mở rộng làn đường, có con lươn cứng, hay cấm vượt toàn đèo. Tuy nhiên đều bất khả thi, cụ thể:

Không chỉ đèo Bảo Lộc, mà hầu như các con đèo tại Việt Nam hay các khúc uốn lượn vùng Tây Nguyên chỉ có 1 làn xe tải, 1 làn nhỏ hoặc gần như không có dành cho xe máy bởi đặc trưng kết cấu địa khó, 1 bên vực, 1 bên vách núi dựng đứng rất khó mở rộng, hoặc chi phí quá lớn để thực hiện việc này.

tai-nan-tai-mieu-3-co-deo-bao-loc-tam-linh-hay-lai-au

Còn đặt con lươn cứng, giải phân cách thì khó khả thi bởi khi vào cua, ra cua các xe lớn buộc phải lấn một phần sang làn ngược lại mới có thể di chuyển được, hoặc nếu lỡ quá tốc độ, mất kiểm soát hay mất thắng chỉ có thể lao xuống vực thay vì tựa vách núi giảm thiệt hại.

Vấn đề cấm vượt toàn đèo càng khó hơn, bởi các xe container, xe tải trọng lớn khi lên hoặc xuống đèo phải đi với tốc độ rất chậm từ 5-15km/h giữ trớn gây ảnh hưởng rất lớn đến các xe phía sau, nếu đặt cấm vượt thì đèo Bảo Lộc có nguy cơ thất thủ bởi ngày cuối tuần lượng xe đổ về rất đông. Ngay như quốc lộ 14 áp dụng biện pháp này đã khiến du lịch nơi này đi xuống bởi tình trạng đường thông thoáng nhưng phải bò với tốc độ xe đạp.

tai-nan-tai-mieu-3-co-deo-bao-loc-tam-linh-hay-lai-au

Biện pháp được xem là hữu hiệu nhất hiện thời là sử dụng camera phạt nguội. Đơn cử như đoạn quốc lộ 1A đoạn qua địa phận Bình Thuận với lợi thế đường đẹp, có dốc, nhiều loại cua, 2 làn rộng thế nhưng thường xuyên là điểm đen giao thông bởi các vụ xe đối đầu nhau nhưng từ khi triển khai camera phạt nguội gần như dày đặc thì người ta lại ít thấy hiện trạng này xảy ra. Có thể chỉ có việc tác động tới kinh tế, túi tiền thì ý thức của lái xe mới dần được nâng cao.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.