Loạt xe độ thường được các quái xế sử dụng đua trái phép bị phát hiện.
Hôm 16/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã phối hợp cùng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt đột kích nhiều lò độ xe tại các quận ở Tp Hồ Chí Minh. Việc kiểm tra này được cho là kiểm soát lại hoạt động độ xe máy tràn làn vốn được thả nổi từ nhiều năm nay khi chế tài xử phạt còn nhẹ và các “tay chơi” sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để có được chiếc xe “độ” theo phong cách riêng.
Ngoài ra còn kiểm soát được các nguồn linh kiện nhập khẩu không rõ nguồn gốc như trong đợt kiểm tra nói trên khi các chủ cơ sở sửa xe và kinh doanh phụ tùng xe máy đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng trong tiệm
Tình trạng độ xe máy tự do ở Việt Nam hiện nay khá phổ biến khi các nhận định cho biết nó hình thành từ các tiệm sửa xe máy cá nhân nở rộ thời gian dài khi xe máy là phương tiện di chuyển chính của người dân.
Ở bất cứ một khu dân cư hay khu phố nào cũng có thể gặp vài tiệm sửa xe máy và khi kinh tế được cải thiện, nhiều thanh niên đã mong muốn sửa đổi chiếc xe của mình để trở nên ngầu hơn kéo theo nhiều lò "độ xe" chuyên nghiệp ra đời. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động độ xe diễn biến mạnh mẽ hơn với các nguồn hàng linh kiện đa dạng.
Hầu hết các xe máy được độ ở Việt Nam đều là tự phát với các nguồn linh kiện trôi nổi từ nhiều nơi được đưa về. Có cả nguồn từ nhập khẩu cũng như từ các nguồn linh kiện từ các xe máy cũ thải loại. Tất cả những điều này đã khiến nhiều chiếc xe máy độ không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gây nguy hiểm, làm mất an toàn giao thông.
Có thể kể đến một số kỹ thuật thường được các tiệm sửa xe tiến hành ví dụ như thay bóng đèn quá sáng, nhấp nháy làm chói mắt các phương tiện khác trong đêm, lốp và mâm xe không đúng kích cỡ làm sai lệch thông số đồng hồ tốc độ và đặc biệt là thay đổi công suất động cơ để giúp xe chạy nhanh và đạt tốc độ tối đa nhanh hơn.
Tình trạng xe độ khó kiểm soát được nhận định là do chế tài xử phạt còn quá thấp. Theo quy định thì chỉ phạt từ 100-200 nghìn đồng đối với cá nhân và 200-400 nghìn đồng đối với tổ chức nếu tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với giấy đăng ký xe. Phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, phạt từ 1,6 đến 2 triệu đồng đối với tổ chức nếu tự ý thay đổi khung, máy, kích thước, hình dáng đặc tính của xe.
Mẫu xe thay đổi phụ kiện bên ngoài nhưng không thay đổi kết cấu được chấp nhận.
Tại Việt Nam, việc thay thế các phụ kiện bên ngoài nhưng không ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của nhà sản xuất công bố thì không bị cấm. Vì vậy nếu thay đổi một số phụ kiện bên ngoài của xe mà không thay đổi kết cấu, cấu tạo của xe sẽ không bị xử phạt. Các quy định hiện tại không cho phép người sở hữu tự ý đổi kết cấu, tổng thành, cấu tạo của xe, ví dụ như làm hơi tăng công suất động cơ, thay đèn, thay lốp, vành xe, màu sơn…
Việc “độ” xe là một nhu cầu chính đáng đối với nhiều người tuy nhiên nó vẫn còn cần những quy định chặt chẽ hơn. Ở nhiều nước, việc độ xe thường được thực hiện bởi các hãng độ xe và các hãng này cũng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của phương tiện, đồng thời các hãng độ còn phối hợp với nhà sản xuất để xe độ vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có cả cơ quan hỗ trợ và kiểm tra quá trình độ xe phù hợp với luật pháp.
Ở Việt Nam, độ xe tự phát vẫn đang là phổ biến, theo một số người thích trang trí xe thì việc thay thế các phụ kiện bên ngoài là sẽ không bị xử phạt nếu không ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của chiếc xe. Do vậy, nếu các cá nhân mong muốn chiếc xe máy của mình trông bắt bắt hơn vẫn có thể tiến hành “độ” được và chỉ cần đảm bảo tự ý đổi kết cấu, cấu tạo của xe. Ngoài ra nếu thay đổi màu sơn thì cần tiến hành các thủ tục thay đổi theo giấy đăng ký xe.