Độ xe, Văn hóa xe, - 24/11/2023 05:20 PM
Nhiều người tự ý độ pô xe máy và coi đó là một trong những cách thể hiện “phong cách chơi”, thú vui của mình. Đó là sở thích cá nhân của mỗi người, tuy nhiên họ không biết rằng việc làm này là vi phạm luật.

Khái niệm về độ pô xe máy ban đầu chỉ đơn giản là móc, loại bỏ ống tiêu và lớp giảm thanh ở bên trong của chiếc pô nguyên bản để bộ phận này được thoáng hơn và phát ra âm thanh to hơn khi lưu thông trên đường. Những chiếc pô độ thường được dùng cho những xe độ công suất, nghĩa là đã can thiệp vào động cơ của xe.

Độ pô được chia thành 3 loại: Móc, độ từ pô nguyên bản theo xe, chỉ thay lon pô và giữ nguyênphần cổ và thay cả cây pô. Tuy nhiên, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 đề cập việc bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:

- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

- Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều này đồng nghĩa với việc chủ xe máy không được tự ý thay đổi đặc tính của xe, không được độ pô. Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ( về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) có quy định:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hành vi Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy, đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Như vậy, hành vi độ pô xe máy có thể bị phạt tới 2 triệu đồng với cá nhân và phạt tới 4 triệu đồng với tổ chức.

Độ pô xe máy có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe?

Theo khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm r khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ thì trường hợp độ pô xe máy sẽ không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, nhiều xe máy sau khi được độ pô thì người điểu khiển phương tiện thường có hành động đi kèm là nẹt pô, rú ga ầm ĩ trên đường để thể hiện “chất chơi”. Theo điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì nẹt pô trong khu dân cư yên tĩnh mỗi ngày sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.