Tiện ích, - 04/07/2017 12:38 AM
Trong quá trình lái xe, bạn sẽ khó tránh khỏi những tình huống xấu xuất phát từ chính chiếc xe, hay do tác động từ bên ngoài. Để đảm bảo tính mạng, quan trọng nhất vẫn là kỹ năng xử lý của mỗi tay lái. Cùng tham khảo những cách xử lý cơ bản khi bạn gặp “nguy” trong những tình huống khẩn cấp.

tai-xe-can-ung-pho-the-nao-trong-nhung-tinh-huong-khan-cap

Hai bánh bị trật khỏi đường

Đây được xem là một trong những sự cố rất dễ mắc phải trong quá trình lái xe, các tay lái nên bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau:

Nhẹ nhàng giảm ga. Đừng chạm vào chân phanh nếu không bắt buộc phải phanh (như xe đang ở đèo dốc hoặc phía trước có chướng ngại vật). Phanh xe vào thời điểm này rất dễ ảnh hưởng tới hệ thống ABS trên xe.

Tiếp tục lái xe song song với lề đường và giảm vận tốc xuống 55 - 65 km/h. Sau đó, nhẹ nhàng đánh lái một góc nhỏ để xe leo lên mặt đường. Nếu lái một góc quá 5 độ, bạn có thể khiến xe vọt lên quá nhanh.

tai-xe-can-ung-pho-the-nao-trong-nhung-tinh-huong-khan-cap

Trong tình huống hai bánh bị trượt, nhưng phía trước lại có chướng ngại vật, bạn có thể nhấp phanh, nhưng đừng đánh lái quá 15 độ. Lý do là, nếu quay vô-lăng 45-60 độ để leo lên mặt đường, hai lốp trước sẽ đạt độ bám đường đầy đủ sớm hơn hai bánh sau. Điều này có thể khiến xe bị quay, hoặc húc vào xe khác do leo lên đột ngột.

tai-xe-can-ung-pho-the-nao-trong-nhung-tinh-huong-khan-cap

 Bánh trước bị trượt

Khi bánh trước bị trượt, tay lái nên bỏ chân ga, đừng chạm vào phanh và chờ đến khi xe có độ bám đường trở lại. Bạn không nên phí công quay vô-lăng để hy vọng điều thần kỳ. Đánh lái quá nhiều còn có thể khiến cho xe bị mất phương hướng khi lốp bất ngờ hết trượt.

Lốp sau mất độ bám đường

Để xử lý, hãy đạp thật mạnh phanh xuống sàn và giữ cho tới khi xe dừng hẳn. Sau đó, đếm đến "3" và từ từ nhả chân phanh nếu muốn tiếp tục di chuyển. Trong trường hợp nhả phanh trước khi xe dừng hẳn, dù chỉ đi khoảng 10 km/h, xe của bạn sẽ bị mất phương hướng.

tai-xe-can-ung-pho-the-nao-trong-nhung-tinh-huong-khan-cap

Nổ lốp

Nổ lốp là một trong những tình huống rất nguy hiểm có thể khiến tay lái mất mạng. Để ứng phó với tình huống này, tay lái nên giữ chân ga trong khoảng 2 giây và tiếp tục lái thẳng. Sau 2 giây, từ từ nhả chân ga. Lực tác động của chiếc bánh bị nổ khiến chiếc xe chậm dần đến khi dừng hẳn, quan trọng nhất là hãy giữ thẳng lái, để chân xa chân phanh (hoặc chân côn). Khi xe xuống khoảng 45 km/h, bật xi-nhan để tấp vào lề đường.

Theo thống kê, hầu hết các vụ nổ lốp xảy ra trên đường cao tốc, là do thời tiết nóng và lốp non hơi. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp hoặc sử dụng hệ thống hiển thị.

tai-xe-can-ung-pho-the-nao-trong-nhung-tinh-huong-khan-cap

Mất chân ga

Hiện tượng bướm ga bị tắc, dẫn tới chân ga mất tác dụng, rất ít khi xảy ra. Nhưng ngay khi thấy động cơ ở trạng thái bắt đầu không thể kiểm soát, hãy dừng xe ngay lập tức và thao tác các bước sau:

Chuyển về số N hoặc cắt côn. Sau đó, chuyển về số R (số lùi) để tắt động cơ, hoặc trở lại số N nếu điều này không xảy ra. Trong trường hợp không thể về số N, hãy tắt khóa khởi động.


(Tổng hợp)

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
  • Cách xử lý những tình huống khẩn cấp liên quan tới phanh

    Tiện ích  -  25/02/2017 9:20 AM

    Trong quá trình lái xe, bạn sẽ khó tránh khỏi những tình huống xấu xuất phát từ chính chiếc xe hay do tác động bên ngoài. Để đảm bảo tính mạng, quan trọng nhất vấn là kỹ năng xử lý của mỗi tay lái. Cùng tham khảo những cách xử lý cơ bản khi bạn gặp “nguy” trong những tình huống khẩn cấp.

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.