Tiện ích, - 01/05/2019 03:26 PM
Có lẽ nhiều người không nhận thức được rằng sử dụng điện thoại khi lái xe không khác gì giỡn mặt với tử thần cũng như gieo rắc hiểm họa cho người xung quanh. Xài điện thoại khi đang chạy xe nguy hiểm không kém gì so với rượu bia.

Nếu như điều khiển xe tham gia giao thông khi trong người đã có nồng độ cồn hay chất gây nghiện là điều nguy hiểm gây ra hàng loạt những tai nạn thương tâm mà truyền thông vẫn đăng tải hàng ngày, thì có một loại chất gây nghiện khác nguy hiểm không kém rượu bia mà không ít người vẫn sử dụng trong khi lái xe. Điện thoại di động. Có lẽ những người này không nhận thức được rằng mình đang giỡn mặt với tử thần cũng như gieo rắc hiểm họa cho người xung quanh.

su-dung-dien-thoai-khi-dang-chay-xe-nguy-hiem-khong-kem-ruou-bia

Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại di động đặc biệt là smartphone đã trở thành một phương tiện liên lạc, làm việc, giải trí bất ly thân của nhiều người. Người ta có thể giành hàng giờ cúi mặt vào điện thoại ở bất kỳ đâu ngay cả khi đang ngồi trên xe cho dù đó là vị trí lái. Lái xe không chỉ là việc điều khiển một phương tiện phục vụ nhu cầu di chuyển của con người mà đó còn là công việc mang rất nhiều trách nhiệm đối với xã hội. Ngay cả khi bạn chỉ lái xe riêng của mình thì trên một vài phương diện bạn cũng đã nắm giữ an nguy của người khác. Vì vậy, hãy để tất cả  những phương tiện gây xao lãng khác sang một bên và tập trung cho sự an toàn của mình và mọi  người cho tới khi cuộc hành trình hoàn thành. Nếu vì một lý do nào dó mà phải dùng tới điện thoại, bạn có thể táp vào lề đường hoặc dừng lại chỗ nào an toàn để xử lý vấn đề của mình.

su-dung-dien-thoai-khi-dang-chay-xe-nguy-hiem-khong-kem-ruou-bia

Những lý do cho việc ai đó sử dụng điện thoại khi đang lái xe có vô vàn. Có thể đó là do công việc, đối với những người làm công việc văn phòng hành chính thì không có lý do nào để họ làm việc ngay trên đường đi, hay những người làm shipper cần kiểm tra lộ trình địa chỉ của khách hàng, hay một lý do vô cũng lãng xẹt là tôi đang chơi game hay gọi điện cho người này người kia…Tất cả  những điều đó đều có thể giải quyết được mà không cần một tay cầm lái  một tay điện thoại. Chỉ riêng cho việc phân tích tình huống trên đường, bộ não đã phải xử lý rất nhiều thông tin mà lơ đang đi một tích tắc thì câu chuyện tiếp theo có lẽ không ai ngờ.

su-dung-dien-thoai-khi-dang-chay-xe-nguy-hiem-khong-kem-ruou-bia

Ngày nay trên ô tô công nghệ kết nối bluetooth cho phép người lái có thể gọi điện thoại mà tay không cần phải rời khỏi vô lăng. Nhưng không phải loại phương tiện nào cũng hiện đại được như vậy, đặc biệt đối với một đất nước sử dụng xe máy là phương tiện số đông như  Việt Nam. Phải chăng nhận thức và ý thức của  một bộ phận của người tham gia giao thông còn quá kém hay do các chế tài chưa đủ sức răn đe. Pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt đối với người sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy là 100-200 nghìn đồng và tịch thu giấy phép lái xe 02-04 tháng nếu gây tai nạn, 600-800 nghìn đồng đối với người sử dụng điện thoại khi điểu khiển ô tô và tịch thu giấy phép lái xe 02-04 tháng. Bất kỳ ai khi học và thi giấy phép lái xe đều phải biết điều này, nhưng khi cầm lái điều gì khiến họ quên thì chỉ họ mới rõ.

su-dung-dien-thoai-khi-dang-chay-xe-nguy-hiem-khong-kem-ruou-bia

Cuối cùng cho dù là vì lý do gì thì sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông vẫn là hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho cộng đồng. Để giảm bớt thực trạng này cần có sự chung tay của nhiều bên, truyền thông cần phổ biến rộng rãi hơn nữa các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng cần có chế tài mạnh mẽ và đấu tranh quyết liệt, người tham gia giao thông cần nâng  cao ý thức bảo vệ an toàn của mình và người xung quanh.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.