Lái xe cần phải nhớ những lưu ý khi đi xe tay ga đường đèo dốc tay để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn.

Phải đảm bảo xe tay ga đủ điều kiện di chuyển

Trước hết, người sử dụng cần kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những vấn đề hư hỏng hoặc những bộ phận sắp đến thời hạn cần thay mới. Những chi tiết cần quan tâm nhiều nhất bao gồm bánh xe, hệ thống đèn, tay ga, mức dầu động cơ, mức dung dịch làm mát, hệ thống tắt máy bằng chân chống nghiêng.

Kỹ thuật lái xe tay ga khi đổ đèo, lên dốc

Khi xuống dốc dài, người lái xe nên khởi động và để xe tự trôi với vận tốc thấp. Sau đó rà phanh, mớm ga, cuối cùng thả phanh và ga, xe sẽ tự phanh bằng động cơ. Lúc này, phương tiện sẽ tiếp tục bị ghìm ở khoảng tốc độ như trước khi thả phanh và ga, như vậy dù người lái không phanh, xe vẫn duy trì được tốc độ hợp lý.

Cần sử dụng đồng thời cả phanh trước và phanh sau. Chúng ta nên bóp phanh ngắt quãng, tránh phanh liên tục. Việc sử dụng phanh liên tục hay rà phanh trên các đường dốc dài, cao sẽ gây quá nhiệt lên hệ thống phanh, làm giảm lực ma sát và hiệu quả phanh, thậm chí dẫn đến nguy cơ mất phanh, gây nguy hiểm.

Không rà, giữ phanh tay trong thời gian dài

Đa phần người lái xe tay ga khi đổ đèo, dốc đều giảm tốc độ bằng cách rà cả phanh trước và sau của xe khi xuống dốc. Điều này làm cho hệ thống phanh nóng dần lên và đến một nhiệt độ nào đó, hệ thống phanh sẽ hoàn toàn mất tác dụng (hiện tượng mất phanh tạm thời). Do đó thay vì sử dụng phanh tay, bạn nên sử dụng cơ chế phanh động cơ trên xe tay ga như đã đề cập ở trên.

Tuyệt đối không tắt động cơ rồi thả dốc

Khi chạy đường đèo, kỹ năng đầu tiên bạn cần nằm lòng đó là luôn giữ một khoảng tốc độ ổn định, thường là 15 - 20 km/h. Thực tế khi chạy xe đường đèo dốc, nhiều người có thói quen tắt động cơ để xe trôi tự do xuống dốc rồi rà phanh nhằm tiết kiệm xăng. Cần chú ý đây là điều tối kỵ khi đi đèo vì sẽ làm hại cho xe đồng thời gây nguy hiểm đến người điều khiển.

Ngoài ra khi thả trôi xe trên đường dốc thì lực quán tính của xe sẽ ngày càng lớn và dẫn đến tốc độ nhanh dần lên. Nếu chạy đến khúc cua hoặc gặp chướng ngại vật, người điều khiển bắt buộc sử dụng phanh tay gấp vì đã không còn phanh động cơ. Với những xe động cơ đặt phía sau như xe tay ga, phanh gấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuôi xe bị văng qua một bên và xảy ra tai nạn

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.