Nguyên nhân bình xe hết điện
Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống giải trí, hệ thống điều hòa...hoạt đông được là nhờ vào sự cung cấp điện từ bình ắc quy trên xe. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và cung cấp năng lượng hầu hết cho các thiết bị trên xe. Bên cạnh đó, bình ắc quy còn cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động và hệ thống đánh lửa giúp kích nổ động cơ cùng với nhiên liệu khi động cơ chưa hoạt động.
Khi động cơ hoạt động, một phần điện năng sẽ được cung cấp từ bình ắc quy, song song đó để tích trữ cho các lần khởi động sau, bình ắc quy vừa được nạp điện từ máy phát. Ngoài trường hợp sử dụng lâu năm hay hư hỏng thì dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hết điện gồm:
- Nhiệt độ cũng là nguyên nhân có thể khiến bình ác quy hết điện (để nơi quá nóng hoặc quá lạnh).
- Không bảo dưỡng định kỳ.
- Ô tô bị ngập nước.
- Không khởi động máy trong thời gian dài.
- Không tắt đèn pha, đèn nội thất... sau khi tắt động cơ.
- Không sử dụng xe trong thời gian dài và không sạc ắc quy định kỳ.
- Sử dụng tính năng giải trí, quạt gió điều hòa... nhưng không khởi động xe.
- Sử dụng thiết bị điện công suất lớn như hệ thống loa.
- Đi-ốt của bộ phát điện hỏng.
Làm gì khi xe hết điện?
Khi xe hết điện và không thể khởi động hãy áp dụng hay cách bên dưới đây để kích nổ động cơ:
Cách 1: Đẩy nổ xe ô tô (chỉ áp dụng với xe số sàn)
Cách 2: Câu bình ắc quy từ các xe khác
Đối với phương án hai đây là phương án được xem là phổ biến nhất vì nó có thể áp dụng dù là xe số sàn hay số tự động. Tuy nhiên cần nên chuẩn bị dây cầu bình để chủ động hơn khi cần xe khác cứu hộ. Hiện nay trên thị trường phụ kiện ô tô, một bộ dây câu bình có chiều dài khoảng 2,5 – 4 mét sẽ có mức giá dao động từ từ 250.000 – 350.000 đồng.
Hướng dẫn câu bình từ xe khác qua
Hãy thực hiện các bước dưới đây để chữa cháy tình trạng hết điện. Thông thường một dây câu bình sẽ có 2 cọng cáp đi kèm. Chú ý ở cọng cáp màu đỏ sẽ nối vào cọc (+), cọng cáp màu đen còn lại dùng để nổi vào cọc (-) trên bình ắc quy.
Bước 1: Di chuyển phần đầu của 2 ô tô gần nhau nhất có thể
Bước 2: Chốt phanh tay cả hai xe. Để đảm bảo kết nối tốt giữa hai ắc quy nên vệ sinh các đầu cực và tắt máy xe cho điện
Bước 3: Tắt tất cả thiết bị sử dụng điện trên cả hai. Lưu ý để tránh hiện tượng tăng áp đột ngột thì nên bật quạt điều hòa.
Bước 4: Dùng cáp màu đỏ nối cọc (+) của xe hết điện với cọc (+) của xe cho điện. Lúc này, vì có thể gây chập điện, phát nổ nên cần tránh các đầu cáp chạm vào nhau.
Bước 5: Dùng cáp màu đen nối cực (-) của ắc quy xe cho điện với bất kỳ bộ phận nào bằng kim loại trong khoang động cơ của xe hết điện (sườn xe, lốc máy,..). Tuyệt đối không nối vào cực (-) của xe nhận điện vì có thể gây ra tia lửa điện và cháy nổ.
Bước 6: Khởi động xe cho điện trước và để động cơ hoạt động cầm chừng trong 5 phút.
Bước 7: Tiếp đó, khởi động xe nhận điện. Trường hợp nếu xe không nổ máy thì hãy chờ thêm vài phút và thực hiện khởi động lại đến khi thành công.
Bước 8: Cho động cơ xe này hoạt động cầm chừng từ 3 – 5 phút trước khi tiến hành tháo cáp câu bình.
Bước 9: Tháo cáp câu bình theo trình tự ngược với khâu nối với nhau. Có nghĩa là tháo cọc (-) trước và cọc (+) sau.
Bước 10: Tiếp tục cho động cơ xe nhận điện hoạt động tầm một vài phút để máy phát điện nạp đầy bình ắc quy. Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện để máy phát tập trung nguồn điện sạc ắc quy.
Một số lưu ý đảm bảo an toàn
Khi câu bình ắc quy bạn hãy nhớ các lưu ý sau để đảm bảo an toàn nhé.
1. Không sử dụng thuốc lá, bật lửa hoặc các nguồn gây cháy khi câu bình xe vì khi ắc quy hoạt động có khả năng phát nổ.
2. Tránh khởi động xe quá nhiều lần khiến ắc quy hư hỏng và khó hồi phục.
3. A-xít trong bình ắc quy nước có thể bị tràn gây bỏng da, cháy quần áo. Vì vậy hãy cẩn thận và tránh tiếp xúc trực tiếp nếu phát hiện a-xít trên bề mặt ắc quy.
4. Không chạm vào xe để tránh bị điện giật.