Tuy nhiên, theo một văn bản vừa được Bộ Tài chính gửi Chính phủ, được dẫn chiếu nhiều quy định về thuế suất thuế nhập khẩu mà Việt Nam tham gia, thì không có quy định nào cho thấy Việt Nam có thể giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu cho từng loại xe.
Cũng theo Bộ Tài chính, tháng 5/2015, Thủ tướng có Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải, hành khách công cộng bằng xe bus, trong đó có cơ chế về chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện vận tải.
Theo quyết định này, chỉ "miễn thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe bus", hay "miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe bus sử dụng năng lượng sạch".
Bộ Tài chính khẳng định: "Chính phủ hiện đã có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu, khuyến khích sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải, hành khách công cộng bằng xe bus, không khuyến khích nhập khẩu xe bus để vận tải hành khách".
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thí điểm thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thông báo cho doanh nghiệp thí điểm trên thực hiện đúng với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe bus theo quy định của Chính phủ.
Trước đó, từ tháng 6/2017, một vài doanh nghiệp trong nước đã thí điểm sử dụng xe bus hai tầng, tầng hai không có mái che, để phục vụ khách du lịch tham quan Hà Nội.
Sau Hà Nội, một số tỉnh thành khác cũng thí điểm xe bus hai tầng, gồm Tp.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang.
Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn lưu hành, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu 7 tỉnh thành trên tạm dừng loại hình loại xe nói trên, chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.