Tin xe, - 21/04/2020 04:41 PM
Trước lệnh giãn cách xã hội được kéo dài ở các tỉnh thành có nguy cơ cao, nhiều chủ xe vay ngân hàng để tham gia vào Taxi công nghệ, hiện nay khó khăn đang chồng chất.

Khi nghe tin lệnh cách ly xã hội được kéo dài Anh Nguyên đã tính đến phương án bán xe để tìm công việc khác. Một phần để tất toán khoản nợ của ngân hàng để tránh nợ xấu.

Gắn bó với nghề hơn chục năm, nhưng chưa bao giờ nghề lái xe lại khó khăn như hiện tại. Tất cả vốn liếng của vợ chồng anh tích cóp được đã dồn hết để mua xe “kiếm cơm”. Những ngày đầu mua xe, vợ chồng hào hứng vì mức thu nhập khá từ việc chạy Taxi công nghệ mang lại.

Nhưng từ khi bước vào năm 2020 thu nhập chỉ đủ để trả cho ngân hàng. Mọi chí phí sinh hoạt cả nhà đều nhờ vào đồng lương của vợ. Đến hồi đầu tháng, lệnh giãn cách xã hội được ban hành, các công ty hầu hết đều đóng cửa hoặc cắt giảm nhân lực.

“Vợ bị cắt một nửa thời gian làm việc, còn xe thì cất ngoài bãi không có cơ hội lăn bánh. Từ tháng 1 đến nay, thu nhập eo hẹp khiến anh phải chạy vạy khắp nơi. Nhưng đến hiện tại tiền sinh hoạt của 4 người, tiền thuê nhà, tiền thuê bãi và tiền góp ngân hàng, đã trở thành gánh nặng quá sức với anh”.

Nhưng bán xe thời điểm hiện tại dường như chỉ giải quyết được một phần nhỏ của vấn đề. Chiếc Mitsubishi Attrage MT – ECO anh mua hồi tháng 6/2019. Sau tất cả thuế phí xe có giá 430 triệu, anh đưa trước 130 triệu và vay ngân hàng 300 triệu trong thời hạn 5 năm, mỗi tháng cả lãi lẫn gốc anh phải trả cho ngân hàng hơn 7 triệu.

Khi mang ra showroom xe cũ, họ định giá xe chỉ ở mức 300 triệu. Như vậy sau tất toán toàn bộ số tiền ngân hàng, anh chỉ còn lại khoảng 40 triệu. chỉ sau 9 tháng mà lỗ gần cả trăm triệu khiến anh điêu đứng. “Bây giờ bán thì không đành mà không bán cũng không xong”. Anh Nguyên than thở.

Sở dĩ mẫu xe anh bán rớt giá nhiều, một phần vì mẫu Mitsubishi Attrage 2020 vừa ra mắt với nhiều cải tiến về ngoại hình. Bên cạnh đó, thời điểm này thị trường xe cũ đang chững lại, khiến các chủ showroom xe cũ không mặn mà trong việc nhập hàng. Đặc biệt là những mẫu xe chạy Taxi kiểu như anh Nguyên.

Trong thực tế, có không ít trường hợp phải “ngậm ngùi”, bởi trong thời điểm năm 2017 – 2019 phong trào mua xe để chạy Taxi công nghệ dường như nở rộ hơn bao giờ hết. Chỉ cần một phần vốn tự có sau đó vay ngân hàng, các chủ xe đã có thể tạo ra một công việc có thu nhập tốt cho bản thân.

Nhưng cơn sốc Covid-19 diễn ra không ai lường trước được. “Đối với những người mua xe trước thời điểm Covid-19 đã lâu, đến nay có thể đã trả gần hết khoảng nợ hoặc có được một ít vốn để xoay sở nên có thể cầm cự được”

“Còn với những cá nhân chỉ mới vay vốn để tham gia vào Taxi công nghệ dường như khó khăn đang chồng chất”. Anh Phương trưởng phòng tín dụng một chi nhánh ngân hàng ở TP.HCM cho biết.

Tính từ thời điểm đầu năm 2020 đến nay, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng dần khiến các nhân viên tín dụng cũng chật vật không kém. “Thường ngày khách hàng chủ động chừa tiền trong tài khoản hoặc chỉ cần nhắc một vài lần. Nhưng đến nay các cuộc gọi nhắc nợ được thực hiện liên tục, nhưng số nợ quá hạn vẫn cứ tăng”.

“Dù biết khách hàng khó khăn nên việc khất nợ hay gia hạn thời gian là điều dễ thông cảm, nhưng vì tính chất công việc nên cũng không thể làm khác được” Anh Phương phân trần.

Bên cạnh đó, thị trường xe chững lại kéo theo lượng khách hàng vay vốn mua xe từ đó cũng tụt dốc không phanh. Khiến thu nhập của các nhân viên tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể.

Nhưng đó cũng chỉ là một phần ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để lượng khách ổn định như thời trước khi dịch diễn ra, có lẽ cũng phải mất một thời gian khá dài. Trong khi bán xe ở thời điểm này thì mọi thứ dường như về Mo. Vậy nên việc bán xe chuyển nghề với nhiều người như Anh Nguyên, không phải chuyện có thể quyết định ngay được. 

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.