Ai cũng biết, gương chiếu hậu theo xe cho tầm quan sát rất tốt, rõ ràng nhưng bù lại kích thước to, thiết kế xấu dễ gây vương víu khi dẫn xe vào những chỗ đậu xe chật hẹp nên người dùng thường thay các loại gương khác để đảm bảo thẩm mỹ hơn.
Trên thị trường có rất nhiều loại gương với mức giá vô chừng với đủ loại thương hiệu khác nhau, cá biệt có loại lên đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, dù gương có đắt đến từ thương hiệu nổi tiếng nhưng không đáp ứng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT thì vẫn bị xử phạt bình thường.
Cụ thể Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu gồm:
Nếu không đáp ứng đủ các quy chuẩn trên, người điều khiển xe máy có thể bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với xe máy, còn ô tô 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo Điều 16 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Hiện tại chỉ có các quy định xử phạt về việc mang gương không đúng tiêu chuẩn, không có quy định về lỗi vi phạm khi thay đổi gương chiếu hậu xe máy khác với loại được nhà sản xuất trang bị sẵn theo xe. Vì thế nếu gương zin có phần thô sơ bạn có thể thay sang loại khác miễn đáp ứng theo tiêu chuẩn.
Nếu bối rối không biết chọn loại gương nào khác gương zin, bạn có thể trang bị cho mình loại gương theo xe dạng cắt ngắn vẫn đáp ứng đủ tiêu chuẩn và đảm bảo sự gọn gàng giúp bạn gửi xe hay di chuyển trong hẻm nhỏ tốt hơn.
Đồng thời khi lưu thông trên đường, nếu bạn chuyển sang làn được phép chạy mà không có tín hiệu xi-nhan báo hiệu hoặc không đi theo chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường cũng bị xử phạt từ 100 đến 200 ngàn đồng.
Ngoài ra, nếu lưu thông trên đường mà bạn không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100 đến 200 ngàn đồng. Nhưng lỗi không bảo hiểm là lỗi phụ chỉ bị xử phạt khi vi phạm các lỗi khác.
Ngoài ra, một số thói quen như không mang bằng lái hay đăng kí xe, khi tiến hành lập biên bản bạn sẽ có 7 ngày để mang giấy tờ lên chính minh và bị phạt 100 đến 200 ngàn, nếu không bạn sẽ bị quy vào lỗi không có giấy tờ xe có mức phạt từ 300 đến 400 ngàn đồng, không có bằng lái xe phạt từ 800 đến 1.2 triệu đồng. Các bằng lái, giấy tờ xe dạng photocopy có sao y công chứng đều không có giá trị pháp lý khi bị dừng xe kiểm tra. Đối với xe trả góp, bạn cần có giấy chứng minh của công ty tài chính, ngân hàng nơi bạn vay mua xe.
Quên không mang theo hoặc cố ý điều khiển xe khi chưa có bằng lái cùng một số trường hợp vi phạm khác đều bị xử phạt với mức phạt dao động có thể lên tới 12 triệu đồng.
Nhiều lái xe công nghệ sử dụng khẩu trang, các vật chắn để che biển số xe máy sẽ bị phạt vì lỗi che biển.
Đang lái xe trên đường, đèn bị cháy mà chẳng may gặp công an giao thông thì có bị xử phạt không là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi "xe không chính chủ" là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng,..
Trong 1 tuần ra quân, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.785 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 12,5 tỷ đồng.