Thị trường ôtô Việt Nam vốn được đánh giá là nhiều tiềm năng, nên việc có những thương hiệu ôtô do chính doanh nghiệp Việt tự sản xuất vốn là mơ ước bấy lâu của người Việt.
Ý tưởng vực dậy ngành linh phụ kiện khi hợp tác và hỗ trợ nhà sản xuất trong nước để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, với mục tiêu tỉ lệ nội địa hóa 60%, thật sự rất tham vọng nhưng rất có ý nghĩa. Đó là một sự thay đổi về tư duy của doanh nghiệp làm ôtô.
Bởi thực tế cùng với những cái tên như Ford, Toyota, Honda, Mercedes-Benz, Hyundai, Kia... một loạt nhà cung cấp, sản xuất linh kiện phụ tùng cũng đã đầu tư vào Việt Nam.
Thế nhưng họ không sản xuất để phục vụ thị trường Việt Nam, mà hướng ra xuất khẩu chỉ bởi lý do dung lượng thị trường Việt Nam quá nhỏ và chính sách hỗ trợ xuất khẩu có nhiều ưu thế hơn là sản xuất nội địa.
Chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô cũng thiếu ổn định, chưa tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất ôtô lẫn nhà cung ứng phụ kiện.
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ khi hội nhập sâu rộng, các dòng thuế được cắt giảm về 0%.
Các doanh nghiệp sẽ chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt với những nơi được cho là có chi phí, giá thành rẻ hơn, có những thương hiệu ôtô lớn và có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển hơn như Thái Lan hay Indonesia.
Bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng phải giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm sẽ là vấn đề đầu tiên mà các nhà sản xuất ôtô phải "đau đầu" suy nghĩ, đặc biệt khi lựa chọn phát triển dựa trên nội lực, với một mục tiêu nội địa hóa đầy tham vọng.
Cơ hội thị trường đang mở ra, đã có thêm những doanh nghiệp đầu đàn mạnh dạn đầu tư với mục tiêu nội địa hóa rõ ràng.
Bài toán còn lại là sự thay đổi tư duy về chính sách. Cùng với những cam kết của doanh nghiệp đầu đàn trong việc sử dụng sản phẩm nội địa, cần có các chính sách để ưu tiên các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực về công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn.
Đặc biệt, cần có chính sách ổn định để tạo dung lượng thị trường, hỗ trợ về môi trường kinh doanh nhằm giảm chi phí doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính bớt rườm rà.
Cần hiểu rằng cạnh tranh đầu tiên trên thị trường ôtô là giá, gắn với chất lượng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm có uy tín với người tiêu dùng.
Nếu các chính sách không ổn định, thủ tục kinh doanh không được cải thiện, làm tăng chi phí sản xuất, vô hình trung sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, với việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công nghiệp ôtô cần có thương hiệu quốc gia, giấc mơ ôtô Việt có nhiều cơ hội trở thành hiện thực.
Theo Tuổi Trẻ
VinFast là dự án kinh doanh mới nhất của ông Phạm Nhật Vượng - một doanh nhân Việt Nam trong vòng 25 năm đã biến khoản vay 40.000 USD thành đế chế kinh doanh trị giá hơn 10 tỷ USD.
Không chỉ xe nhập, xe lắp ráp cũng hăm he tăng giá.
Hết quý 1, người dùng tại Việt Nam chưa thể tiếp cận với ôtô hưởng thuế nhập khẩu 0%, thậm chí một số xe còn tăng giá so với 2017.
Nền công nghiệp ôtô Việt Nam đã từng trông đợi không ít vào yếu tố nước ngoài, cụ thể là các liên doanh.
Chỉ 16 trong tổng số 1.000 người Việt hiện sở hữu ôtô, một con số quá nhỏ so với Malaysia, Thái Lan hay Indonesia.