Để giữ ổn định mặt bằng giá, nhà điều hành tiếp tục tăng chi Quỹ bình ổn xăng dầu. Mức xả quỹ bình ổn với xăng E5RON92 1.932 đồng/lít; Xăng RON95 1.171 đồng/lít; Dầu diesel chi 1.354 đồng/lít; Dầu hỏa 1.078 đồng/lít;Dầu mazut 1.699 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường có giá như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 16.272 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 17.603 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.909 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 14.185 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.275 đồng/kg
Như vậy, giá bán lẻ trong nước được giữ nguyên dù giá thế giới tăng. Việc giữ nguyên giá bán lẻ trong nước được liên Bộ giải thích: “Nhằm mục đích điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đồng thời góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân.”
Từ 15h ngày 11/01/2023, giá mỗi lít xăng giữ nguyên nhưng giá dầu có sự thay đổi nhẹ.
Từ 15h ngày 21/12/2022, giá mỗi lít xăng, dầu đều giảm từ 370 đến 500 đồng lít tùy loại mặt hàng.
Từ 15h ngày 01/11/2022, giá mỗi lít xăng tăng 380 - 410 đồng, một số mặt hàng dầu khác cũng được điều chỉnh tăng giá bán.
Từ 15h ngày 11/10/2022, giá mỗi lít xăng tăng 560 đồng, một số mặt hàng dầu khác cũng được điều chỉnh tăng giá bán.
Nhiều cây xăng tại địa bàn TP.HCM ghi nhận tình trạng thiếu xăng cục bộ trong ngày 9/10. Petrolimex đã phải huy động 80 xe bồn vận chuyển xăng dầu trong đêm cùng ngày và rạng sáng 10/10.