Trong văn bản, Bộ Giao thông vận tải cho rằng riêng với vận tải hàng hóa do không bị ảnh hưởng nhiều đến dịch Covid-19 nên đề xuất mức giảm 10% phí bảo trì đường bộ trong tháng 3.
Mức giảm này tăng lên 25% trong tháng 4 do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch. Đến tháng 5, cơ bản vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng không đáng kể nên Bộ đề xuất giảm 5% phí sử dụng đường.
Tiếp theo, đối tượng đông đảo nhất được đề nghị giảm phí bảo trì đường bộ là những đơn vị có phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải địa phương cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định. Tính trên cả nước, cho đến nay đã có hơn 800.000 phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu.
Mức giảm phí bảo trì đường bộ sẽ thay đổi theo các tháng 3, 4, 5 và 6 của năm 2020 xét theo ảnh hưởng của dịch theo từng giai đoạn.
Cụ thể, đối với vận tải hành khách, tháng 3 vẫn diễn ra bình thường, nhưng do tâm lý sợ lây nhiễm nên nhu cầu đi lại của người dân bị hạn chế. Vì vậy, Bộ đề xuất giảm 30% phí bảo trì đường bộ.
Trong tháng 4, toàn bộ hoạt động vận tải hành khách phải dừng hoạt động nên mức để xuất giảm là 100% phí bảo trì đường bộ.
Đến tháng 5, vận tải hành khách đã được phép hoạt động bình thường, tuy nhiên tâm lý của người dân vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, nên nhu cầu đi lại chưa tăng cao. Nên mức xuất mức giảm cho tháng này là 50% phí bảo trì đường bộ.
Để hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được bình ổn hoạt động sản xuất và khắc phục những khó khăn bởi dịch Covid-19. Tháng 6 tới đây, Bộ vẫn đề xuất giảm 15% phí bảo trì đường bộ.
Từ hôm nay (ngày 8/6/2023), các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô có thể xin cấp phép thực hiện dịch vụ kiểm định xe cơ giới, theo Nghị định 30/2023.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều đơn vị cá nhân và tổ chức chưa thể gắn được camera trên ô tô vận tải theo quy định sẽ được lùi xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi này đến cuối năm 2021. Đây cũng là lần thứ 2 ra quyết định này của Bộ GTVT trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Từ 01/10/2021 tới, những xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ ngồi như xe taxi, xe công nghệ,... sẽ được tăng thời gian kiểm định lên 24 tháng đối với chu kỳ đầu và 12 tháng đối với chu kỳ tiếp theo.
Do tình hình kinh doanh vận tải hành khách, háng hoá giảm 90%, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 70/2015/TT-BGTVT về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đường bộ.