Tin xe, - 08/03/2019 03:10 PM
Đọc bài “Chủ ô tô “khổ nhất” Sài Gòn”, tôi có cảm giác như đây là vấn đề nan giải, không có cách giải quyết.

dau-o-to-vo-y-thuc-khong-the-keu-goi-suong

Có ý kiến cho rằng về nguyên tắc, cá nhân được làm những gì pháp luật không cấm. Ở những đoạn đường không có biển báo cấm dừng, cấm đậu xe hoặc không phải là những vị trí không được phép dừng, đậu thì cá nhân được quyền dừng, đậu. Việc dừng, đậu xe phải tuân theo quy định của Luật Giao thông đường bộ về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ.

Trong khi đó, Luật Giao thông đường bộ và các nghị định có liên quan thì chỉ nêu ra một số vị trí ô tô không được phép dừng, đậu, chẳng hạn như không được dừng, đậu trước cổng hoặc trong phạm vi 5 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho ô tô ra vào, nơi phần đường có lề rộng chỉ đủ cho một làn xe... Những vị trí cấm này không đề cập đến nhà của người dân hay các cửa hàng buôn bán.

dau-o-to-vo-y-thuc-khong-the-keu-goi-suong

Như vậy, việc dừng, đậu xe ở những nơi không có biển cấm nhưng ảnh hưởng tới việc đi lại của người khác (như đậu xe chặn lối ra vào nhà của cá nhân) thì cơ quan chức năng không thể xử lý. Chủ nhà phải đành chịu trận, không có cách xử lý nào khác là kêu gọi ý thức của người điều khiển xe bốn bánh.

Điều này theo tôi là rất khó vì thực tế những vi phạm (giao thông đường bộ, vệ sinh môi trường…) nếu không có biện pháp chế tài mà chỉ dựa vào hô hào kêu gọi tính tự giác thì khó mong giữ được kỷ cương. Tôi xin góp một ý kiến nhỏ trong việc giải quyết vấn nạn này. Trong thời gian công tác ở Mỹ, tôi thấy cách làm của họ như sau:

Tại những con đường không có biển cấm đậu xe nhưng có những nơi không được phép đậu như trước cửa nhà, nơi vòi nước họng cứu hỏa… thì những miếng đá bó vỉa hè ở đó sẽ được nhà chức trách quét lên những sọc đỏ. Các chủ nhà này sẽ báo lên cơ quan chức năng rằng nhà tôi có ô tô ra vào, người ngoài không được phép đậu xe ở đây thì nhà chức trách sẽ quét sơn đỏ lên đó. Đây là dấu hiệu cho biết không được đậu xe.

Nếu có xe nào vi phạm, chỉ cần chủ nhà hoặc một người nào đó gọi điện thoại báo cảnh sát thì lập tức sẽ có xe đến cẩu (tow) đi. Chủ xe vi phạm muốn lấy xe về sẽ phải trả hai khoản tiền: Tiền phạt đậu xe sai chỗ và tiền công cẩu xe (khoảng 400-800 USD) tùy thuộc vào hành vi vi phạm và khoảng cách từ nơi vi phạm đến nơi giam giữ xe.

Ở nhiều nước, tại những khu vực cấm đậu xe bao giờ cũng có biển báo rất chi tiết với hình ảnh chiếc xe đang bị cẩu đi: “Cấm đậu xe. Vi phạm sẽ bị cẩu”, ở dưới còn có số điện thoại để chủ xe biết nơi xe bị giam và liên hệ đóng tiền phạt (và phí cẩu xe) rồi mang xe về.

Thiết nghĩ đây cũng là cách để nhà quản lý ở các đô thị nước ta tham khảo, nhất là trong tình hình số người dân sử dụng ô tô ngày càng nhiều. Đã có nhiều câu chuyện chủ nhà hành xử trái pháp luật vì bức xúc với người đậu xe vô ý thức. Nếu không có biện pháp chế tài thì khó có thể kêu gọi ý thức suông trong chuyện này được.

Thep Plo.vn

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.