Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện có 23 thương nhân đầu mối và 69 thương nhân phân phối, trong đó thị phần lớn nhất vẫn thuộc về Petrolimex. Về lý thuyết, thị trường xăng dầu có nhiều giá bán, Nhà nước chỉ quy định giá trần nhưng trên thực tế giá bán xăng dầu ở giữa các trạm xăng là không có sự khác biệt đáng kể.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đã nhiều lần đánh giá: Trong lĩnh vực xăng dầu, Việt Nam vẫn chưa có thị trường cạnh tranh thật sự khi vẫn còn những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.
“Đó là điều bất lợi cho một nền kinh tế thị trường và cho người tiêu dùng”, ông Long nói.
Sự có mặt của nhà đầu tư nước ngoài hứa hẹn thị trường xăng dầu cạnh tranh hơn.
Song, theo thỏa thuận khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì chúng ta vẫn chưa cho mở cửa thị trường xăng dầu.
Tuy nhiên, theo quy định tại các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết với các nước đối tác, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn được tham gia phân phối xăng dầu khi làm nhà máy lọc dầu tại Việt Nam.
Chính vì thế, năm ngoái Tập đoàn xăng dầu lớn thứ hai tại Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Công ty Dầu khí Quốc tế Kwait - Kuwait Petroleum International (KPI) đã cùng thành lập liên doanh lấy tên là Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8 với mục đích phân phối các sản phẩm dầu khí tại Việt Nam. Tại liên doanh này, mỗi bên góp vốn 50%.
Bởi, những đơn vị này nằm trong số những nhà đầu tư đang thực hiện dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Sau một thời gian triển khai, ngày 5/10, liên danh này đã chính thức khai trương trạm xăng dầu đầu tiên tại Việt Nam có 100% vốn nước ngoài. Đó là trạm xăng dầu Thăng Long (Hà Nội).
Ông Hiroaki Honjo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8, chia sẻ: "Dựa trên những kinh nghiệm mà cả Kuwait Petroleum và Idemitsu đã gặt hái được tại châu Âu và Nhật Bản, chúng tôi có đầy đủ sự tự tin và mong muốn phát triển ngành nghề kinh doanh mình đang theo đuổi".
Nhắc đến sự tham gia của nhà đầu tư ngoại vào thị trường xăng dầu, chuyên gia Ngô Trí Long cũng không ít lần bày tỏ: Đây là một sự khởi đầu, bước dịch chuyển đầu tiên báo hiệu sự thay đổi, sự tiếp cận, xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam, là dấu hiệu tốt cho thị trường xăng dầu. Theo đó, gia tăng sự cạnh tranh đồng nghĩa với thị trường sẽ phát triển, có lợi cho người tiêu dùng, nhất là khi Việt Nam sẽ dần tiến đến thị trường bán lẻ xăng dầu cạnh tranh thực sự.
Theo Vietnamnet
Từ 15h ngày 11/07/2023, giá mỗi lít của một số mặt hàng xăng dầu có mức tăng từ 70-660 đồng.
Từ 15h ngày 21/06/2023, giá mỗi lít của một số mặt hàng xăng dầu có mức tăng từ 130 đến 150 đồng.
Từ 15h ngày 01/06/2023, giá mỗi lít của một số mặt hàng xăng dầu có mức tăng từ 390 đồng và giảm từ 10 đồng cho 1 lít tùy loại nhiên liệu.
Từ 15h ngày 22/05/2023, giá mỗi lít của một số mặt hàng xăng dầu có mức tăng từ 290 đến 490 đồng.
Giá xăng dầu trong nước ở kỳ điều hành hôm nay (22/5) được dự báo bật tăng trở lại sau chuỗi giảm giá 3 lần liên tiếp.