Khó xác định chiều cao và độ tuổi của trẻ
Cụ thể, tại khoản 4 Điều 7 của dự thảo quy định: Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 1,35 m khi được chở trên ô tô chở người thì không được ngồi ở hàng ghế trước (ghế cạnh người lái xe), trừ trường hợp xe chỉ có một hàng ghế.
Đối với trẻ em dưới bốn tuổi được chở trên ô tô phải được ngồi bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em.
Một vị CSGT trên địa bàn TP.HCM chia sẻ: Quy định độ tuổi như vậy có thể gây bất tiện cho người tham gia giao thông và lực lượng chức năng khi làm việc. Cụ thể, trẻ dưới 12 tuổi chắc chắn chưa có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, như vậy khi ngồi trên xe bắt buộc phải mang theo giấy khai sinh để trình báo (nếu cần). Đồng thời, chiều cao của trẻ cũng không chính xác khi không có dụng cụ đo chiều cao, có thể sẽ dẫn đến tranh cãi giữa hai bên.
Ông Nguyễn Quốc Bình, quản trị viên diễn đàn mạng xã hội OFFB chuyên về ô tô cho rằng: “để đưa vào luật quy định bắt buộc, theo tôi cần có các hướng dẫn giải thích rõ cho người dân trong việc thi hành. Các hướng dẫn này dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ các tình huống áp dụng, về tình trạng thể chất trẻ em Việt Nam…”.
Đối với đề xuất trẻ em dưới bốn tuổi phải ngồi ghế thiết kế riêng, theo ông Bình, hiện không phải tất cả ô tô nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều có đủ móc an toàn ghế sau cho trẻ em. Các đơn vị cung cấp ghế an toàn cho trẻ dưới bốn tuổi cũng chưa có, chủ yếu mua dùng tự phát trên thị trường, chất lượng bỏ ngỏ.
Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM cũng cho rằng: “ tôi cũng thắc mắc tại sao Việt Nam lại lấy độ tuổi 12 hoặc chiều cao 1,35 m. Theo tôi, ban dự thảo cần tham khảo kinh nghiệm những nước đi trước để báo cáo Quốc hội xử lý những vấn đề kỹ thuật trên thực tế phát sinh như: Lấy gì để chứng minh độ tuổi và chiều cao chính xác trong quá trình kiểm tra, xử lý?”.
Còn quy định trẻ em dưới bốn tuổi cần có ghế chuyên dụng, theo ông Tính, ở Mỹ có tiểu bang quy định chỉ áp dụng cho trẻ em dưới hai tuổi. Do vậy, ban soạn thảo cũng cần nghiên cứu và lý giải việc này cho thỏa đáng. Riêng yếu tố thời gian hiệu lực, cần xem xét quy định hợp lý để nhà sản xuất xe còn nghiên cứu bổ sung thiết kế cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người Việt.
Đã áp dụng tại nước ngoài
Chuyên gia ô tô, xe máy Nguyễn Minh Đồng cho biết quy định này đã được các nước phương Tây áp dụng từ bao năm nay. Bởi khi tham gia giao thông, nguy hiểm của túi khí bung ra dễ làm tổn hại cho trẻ em. Đồng thời, dây đai an toàn khá rộng, phù hợp với người lớn nhưng không thể điều chỉnh thấp xuống cho vừa với trẻ, làm cho trẻ dễ bị lọt ra ngoài.
Về chiều cao của trẻ, tại các nước như Đức, Mỹ đã quy định trẻ dưới 1,3 m, còn người Việt Nam quy định 1,35 m là phù hợp với chiều cao.
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đang được Bộ Công an lấy ý kiến cùng những đề xuất đáng chú ý.
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định đổi, cấp lại Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) theo phân hạng mới.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa gửi Dự thảo Luật Đường bộ để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. Trong đó có nội dung liên quan đến đề xuất xe mô tô, xe gắn máy phải kiểm tra khí thải định kỳ.
Bộ Công an vừa đề xuất thêm các nhóm đối tượng được lắp đặt thiết bị phát tín hiệu trong dự thảo Nghị định quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Bộ Tài chính trình nghị định giảm phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, áp dụng từ 1/7 đến hết năm nay.