Theo đó, đối tượng áp dụng chủ yếu là ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 điều 3 luật giao thông đường bộ và hệ thống TCVN 6211:2003, TCVN 7271:2003; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP không phụ thuộc số chỗ ngồi.
Đáng chú ý, các loại xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi, bắt buộc phải có một bình cứu hỏa dạng bình bột dưới 4kg hoặc bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Bình chữa cháy được bố trí ở nơi dễ thấy, tiện sử dụng nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái và an toàn của người đi trên xe. Trong trường hợp các chủ xe không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Ngoài ra, chủ sở hữu phương tiện phải tự bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình; đồng thời phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ 6/1/2016.