Tiện ích, - 21/10/2016 12:25 AM
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Tôi sử dụng xe của công ty khi làm việc và gây tai nạn, bây giờ tôi muốn làm thủ tục đưa xe ra để sửa chữa thì có được không? Mong luật sư tư vấn.

Công ty tôi có kinh doanh TM Du Lịch, một chiếc ô tô chủ sở hữu là Công ty, nhưng tài sản đã cắm ngân hàng. Xe do tôi điều khiển gây tai nạn với một chiếc xe khác. Tôi muốn hỏi luật sư nếu công an khám nghiệm hiện trường xong. Tài sản của công ty muốn lấy ra để khắc phục sữa chữa thì bên công an xử lý thế nào và giữ xe bao nhiêu thời gian. Tôi muốn lấy xe ra để khắc phục sự cố thì cần làm những thủ tục gì ?

xe-bi-tam-giu-nhung-muon-dua-ve-sua-chua-thi-lam-the-nao

Trả lời:

Trên thực tế, khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ. Đối với những trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền. Còn đối với trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện.

- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mặt khác tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định về Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:

" Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."

Như vậy, khi xảy ra tai nạn giao thông chiếc xe ô tô đó chủ sở hữu dù là bạn hay là Công ty thì vẫn thưc hiện theo quy định về tạm giữ phương tiện như nhau để khám nghiệm và giải quyết vụ việc. Đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện. Các trường hợp khác có thể bị tạm giữ từ bẩy đến ba mươi ngày. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ phương tiện còn phụ thuộc vào lỗi của người điều khiển và tính chất vụ việc mà có thể gia hạn thêm.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.