Nếu một chiếc ô tô bị hết xăng, nó sẽ đi chậm lại rồi dừng hẳn. Nếu một động cơ không được bảo dưỡng đúng cách, rất có thể một ngày nào đó chiếc xe đó sẽ không nổ được máy. Đây đều là những vấn đề nghiêm trọng và gây tốn kém cho chủ xe nhưng cả hai tình huống này đều không gây ra những vấn đề quá nghiêm trọng trên đường.
Trong khi đó, lái một chiếc xe có áp suất lốp không đủ có thể gây ra thảm họa bất cứ lúc nào tại bất kỳ tốc độ.
Điều khiển một chiếc xe với 4 bánh không được bơm đúng cách có thể dẫn đến nổ lốp đột ngột và gây ra tai nạn thảm khốc. Ngoài ra, cần phải biết rằng lốp xe bơm không đủ áp suất cũng sẽ khiến bạn tốn tiền và ảnh hưởng đến hiệu suất của ô tô.
Bất kể là ô tô mới hay đã qua sử dụng thì việc tìm áp suất lốp khuyến nghị của nhà sản xuất đều rất dễ dàng. Có một số nơi bạn có thể tìm thấy thông tin này, chẳng hạn như trong sách hướng dẫn sử dụng xe, trên nhãn dán thông tin xe hình vuông hoặc hình chữ nhật trên cửa bên của người lái xe, trên nắp cốp bên trong và đôi khi thậm chí trong hộp đựng găng tay. Trường hợp xấu nhất, bạn có thể gọi cho đại lý hoặc tìm một nguồn trực tuyến đáng tin cậy như trang web của hãng sản xuất ô tô.
Lốp xe non hơi sẽ làm tăng độ tiếp xúc giữa mặt lốp và mặt đường. Điều này thực tế mang lại nhiều hại hơn là lợi. Trước tiên, việc này làm tăng sự ma sát giữa lốp và bề mặt đường, dẫn đến việc lốp nhanh mòn và khiến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe tăng lên.
Lốp xe không bơm căng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống treo, vô-lăng và phanh. Với áp suất lốp thấp, việc vận hành của xe sẽ không nhạy bén như bình thường. Lốp xe non hơi có thể biến một chuyến đi đơn giản hàng ngày thành cơn ác mộng.
Một quan niệm sai lầm phổ biến khác là lốp xe bơm căng sẽ chạy ‘bon’ hơn. Nhờ vậy mà tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Nghe thì có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng việc để lốp tiếp xúc với mặt đường ít hơn sẽ tác động tiêu cực đến hiệu suất của chiếc ô tô. Hi vọng tiết kiệm nhiên liệu sẽ hoàn toàn không có nghĩa lý gì khi xe của bạn sẽ không di chuyển, bẻ lái hoặc phanh như bình thường, thậm chí là có thể gây tai nạn bất ngờ.
Chúng ta đều biết rằng không khí nóng nở ra và không khí lạnh co lại. Bài học đó cũng áp dụng cho không khí trong lốp xe của bạn. Mặc dù lốp xe hiện đại cực kỳ bền, nhưng sự thay đổi nhiệt độ theo mùa sẽ có tác động đến không khí lưu thông trong lốp.
Đây là sự thay đổi đáng chú ý mà chủ xe nên biết. Ước tính sự thay đổi khoảng một PSI cho mỗi 10 độ nhiệt độ thay đổi. Do đó, người dùng nên đặc biệt chú ý hơn khi thời tiết bắt đầu giao mùa.
Đường gập ghềnh, ổ gà lởm chởm và việc lái xe trung bình hàng ngày đều khiến không khí từ từ thoát ra khỏi lốp. Một nguyên tắc chung tốt là kiểm tra áp suất lốp ô tô của bạn bốn đến sáu tuần một lần.
Hầu hết các xe ô tô và xe tải hiện đại đều có màn hình cảnh báo áp suất lốp là trang bị tiêu chuẩn. Đèn cảnh báo trên bảng điều khiển này thường có hình chữ U, giống như một mặt cắt ngang của lốp xe với một ít dấu chấm than bên trong.
Những mẫu xe hiện đại còn cho bạn bạn biết chính xác áp suất không khí trong mỗi lốp xe tại một thời điểm bất kỳ. Đừng nên bỏ qua cảnh báo nếu đèn này bật sáng nhưng sau đó đột ngột tắt. Hãy dành vài phút cần thiết để đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn với lốp.
Có hai hệ thống giám sát lốp: một là trực tiếp, hai là gián tiếp. Hệ thống giám sát áp suất lốp trực tiếp sử dụng các cảm biến nhỏ gắn trực tiếp trên vành bánh xe để đọc áp suất không khí trong bánh xe. Trong khi đó, hệ thống giám sát gián tiếp sử dụng cảm biến tốc độ ABS của bánh xe để phát hiện sự bất thường về số vòng quay mà một bánh đang quay so với những bánh khác. Lốp xe non hơi sẽ quay chậm hơn một chút.
Trong hai hệ thống, hệ thống trực tiếp chính xác hơn và phổ biến hơn nhiều. Vấn đề với hệ thống giám sát áp suất lốp gián tiếp là chúng sẽ không phát hiện ra vấn đề nếu cả bốn bánh xe đều non hơi. Điều này có nghĩa là tất cả các lốp xe của bạn có thể bị thiếu áp suất khí, nhưng vì tất cả chúng đều quay với tốc độ gần giống nhau, nên cảm biến sẽ không phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào.
Chỉ cần vài trăm nghìn là có thể mua một chiếc đồng hồ đo áp suất lốp hình bút chì đơn giản tại bất kỳ cửa hàng phụ tùng ô tô nào. Tháo nắp van ra khỏi lốp, đặt đầu tròn của thước đo lên miệng vòi, sau đó nhấn nút. Bạn sẽ nghe thấy tiếng rít của không khí và ngay lập tức nhận được kết quả đo áp suất lốp. Đồng hồ kỹ thuật số tốn nhiều tiền hơn, khoảng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng, nhưng độ chính xác cao hơn nhiều.
Hãy nhớ rằng mua một chiếc đồng hồ đo áp suất lốp là cực kỳ quan trọng. Việc kiểm tra áp suất của từng chiếc lốp có thể được thực hiện chỉ trong vài phút và việc biết bạn đang lăn bánh trên những chiếc lốp đủ hơi sẽ giúp bạn an tâm và tự tin trên mọi nẻo đường.
Những chiếc lốp ô tô vô hồn bỏ đi lại trở thành những tác phẩm độc đáo, sống động dưới bàn tay tài hoa của nhà nghệ thuật đến từ Hàn Quốc Yong Ho Ji.