Thị Trường, - 16/04/2020 04:37 PM
Y tế và công nghiệp ô tô là hai ngành khác nhau rất ít những điểm tương đồng. Vậy tại sao, khi dịch Covid-19 bùng phát các nhà máy ô tô lại có thể sản xuất được loại máy thở này.

Ngược về quá khứ, Mỹ từng có thời gian rơi vào tình trạng thiếu hụt thiết bị buộc các nhà sản xuất ô tô nước nhà hỗ trợ để vượt qua trong thời chiến như Ford lắp ráp máy bay ném bom, GM lắp ráp tàu đổ bộ cùng các thiết bị hỗ trợ.

Tuy nhiên, đó là những ngành công nghiệp nặng, các hãng xe có thể dễ dàng thích ứng nhưng với ngành y tế lại khác nhất là chuyển đổi sang sản xuất máy thở là điều không dễ dàng bởi những rào cản hiện tại như luật sở hữu trí tuệ, tay nghề nhân công cũng như các giấy phép theo quy định đảm bảo an toàn và nhiều tiêu chuẩn khác.

Nhưng nên nhớ rằng, ngành ô tô là ngành có mức biến đổi cao, buộc phải bắt kịp xu thế mới có thể gia tăng khả năng cạnh tranh chính vì thế các ông chủ hãng xe luôn nắm giữ các kỹ năng quan trong như: nghiên cứu, thiết kế, phát triển nhanh theo từng năm thậm chí từng quý để có thể sản xuất hàng loạt với độ chính xác cao với các quy trình kiểm duyệt khắt khe.

Các lợi thế này hiển thị rõ ràng trong những ngày đầu bùng phát dịch bệnh như sự hợp tác giữa đội đua Mercedes F1 và Đại học London chỉ trong vòng 1 tuần đã phát triển thành công máy áp lực dương liên tục gọi tắt là thiết bị CPAP, tuy chưa phải là máy thở nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị Covid-19.

Theo đó, 2 ông lớn Ford và GM đã đạt được các thỏa thuận với các cơ quan y tế, các nhà sản xuất máy thở chung tay hỗ trợ lẫn nhau khi bắt đầu sản xuất máy thở tại các nhà máy ô tô. Ford cũng dự kiến đạt sản lượng 1.500 máy thở vào cuối tháng 4, 12.000 máy vào cuối tháng 5 và 50.000 máy trước ngày 4/7 và GM thông báo đã sẵn sàng giao lô máy trợ thở đầu tiên để chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 vào ngày 14/4.

vi-sao-cac-hang-o-to-duoc-giao-lam-may-tho

Mặt khác, giữa xe hơi, máy thở có khá nhiều nguyên vật liệu được sử dụng chung như kim loại, nhựa, silicon bán dẫn. May mắn thay các hãng xe đều có sẵn thậm chí rất nhiều nguồn nguyên liệu này trong kho chưa kể đến chuỗi cung ứng có sẵn khổng lồ nhờ việc liên kết các công ty lại với nhau thậm chí có hẳn một bộ phận nghiên cứu phát triển nguyên vật liệu này.

Kết hợp với công nghệ in 3D hiện nay, thì việc chuyển đổi công nghệ sản xuất sẽ dễ dàng hơn với tốc độ nhanh hơn. Trong một kịch bản lý tưởng, các nhà sản xuất xe hơi chỉ cần dựa trên các thiết kế có sẵn từ các công ty y tế là có thể cho ra những sản phẩm máy thở. Hãng xe điện Tesla cũng khẳng định “sẽ sản xuất một trong những sản phẩm của Medtronic”, trong khi Ford đã phối hợp cùng General Electrics sản xuất một mẫu máy thở tối giản do Airon thiết kế theo tiêu chuẩn và chứng nhận của FDA.

vi-sao-cac-hang-o-to-duoc-giao-lam-may-tho

Thêm nữa, nguồn nhân công của các hãng sản xuất ô tô luôn dồi dào và đã quen vơi môi trường đòi hỏi độ chính xác cao, nên sẽ không quá khó khăn khi chuyển dịch sang sản xuất máy thở. Vì vậy việc chọn nhà máy sản xuất ô tô để sản xuất máy thở là điều hoàn toàn hợp lý và có căn cứ khi có đủ quyền sử dụng thiết kế, nguồn nhiên liệu dồi dào, công nghệ hiện đại và nhân lực để thực hiện.

vi-sao-cac-hang-o-to-duoc-giao-lam-may-tho

Ở một diễn biến khác, trên trang chủ của Medtronic một trong những công ty dẫn đầu thế giới về công nghệ y tế và chăm sóc sức khoẻ đã ghi nhận đạt được thoả thuận có ý nghĩa với Vingroup để có thể lấy bản quyền sản xuất máy trợ thở và máy thở cụ thể là mẫu máy thở Medtronic PB560 để phục vụ cho việc chống lại đại dịch Covid-19.

Theo thông tin từ Vingroup có thể xuất xưởng máy thở chỉ sau 1 ngày khi đủ linh kiện từ đối tác cung ứng và quyền sử dụng các thiết kế do Medtronic và ĐH MIT cung cấp.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.