Tại sao "sét đánh ngang tai"?
Trên mạng xã hội, hàng ngàn comment kêu gọi Bộ GTVT hãy nhìn thẳng vào vấn đề, đừng thay đổi một cái tên đến 3 lần mà đến bản chất vẫn không thay đổi. Độc giả MK Se7en khẳng định: “Người ta nói "chiếc áo không làm nên thầy tu". Có nhiều thứ cần chú trọng như chất lượng công trình, nâng cấp nhiều tuyến đường, cầu cống... Một cái tên thay đổi khi bản chất vẫn vậy thì có ý nghĩa gì? "Trạm thu tiền" hay "thu giá" nghe càng phản cảm hơn, cái người dân cần là phí thu hợp lý và sự minh bạch thôi.”
Độc giá Phan Văn Giang thì cay đăng lên tiếng: “ Thay vì thay cái vỏ thì hãy lo sao cải tiến chất lượng phục vụ cho dân nhờ. Giá, thuế, phí, tiền cái gì đi nữa cũng là tiền của dân mà thôi.”
Ảnh: Bnews
Đồng quan điểm, nick name Giang Nguyen cho rằng: “Có bao nhiêu vấn đề bức xúc (biển báo không hợp lý, đường nhanh xuống cấp...) sao không tìm cách đề xuất. Cứ loanh quanh mãi cái tên mỗi lần thay tốn bao tiền của trong khi bản chất vẫn vậy (Người tham gia giao thông nộp tiền để được sử dụng đường).”
Ở một khía cạnh khác, nhiều độc giả khuyên Bộ GTVT nên giữ nguyên cái tên trạm thu phí vốn quen thuộc: "Trạm thu phí" là nơi mà các tài xế phải nộp lộ phí nếu muốn đi qua con đường nào đó. Cho nên việc đặt một trạm để thu tiền lộ phí hay lệ phí cầu đường nên được gọi là "trạm thu phí" là xác đáng nhất.” Tài khoản có tên Ghrenew12 chia sẻ.
Ảnh: Báo Xây dựng
Tại sao “dân” phản ứng?
Còn nhớ hàng loạt vụ tài xế phản đối mạnh mẽ và kéo dài nhiều ngày tại các trạm thu phí BOT trên khắp cả nước, điển hình là các vụ phản đối tại các trạm, BOT Cai Lậy ở Tiền Giang, BOT Bến Thủy, BOT Đại Yên, Sông Phan, Cần Thơ – Phụng Hiệp, Sóc Trăng, BOT Mỹ Lộc ở Nam Định, Tân Đệ ở Thái Bình, Ninh Lộc ở Khánh Hòa và nhiều trạm khác khắp cả nước.
Những nguyên nhân chính khiến tài xế và người dân phản ứng là vì cho rằng các trạm BOT đặt sai vị trí, thu mức phí quá cao, thu phí quá thời hạn và thậm chí người dân không hề sử dụng tuyến đường nhưng vẫn phải nộp phí qua trạm.
Còn nhớ bài viết của độc giản Trần Anh Tuấn đã từng đăng tải nhận được sự đồng tình lớn từ cánh tài xế. Cụ thể, có đoạn anh viết: “ Dân phản đối chuyện đường quốc lộ số 1 của đất nước tráng lên một lớp rồi thu như thể đường đó họ làm ra từ đầu. Dân phản đối chuyện không có lựa chọn, đi đường nào cũng phải nộp BOT. Dân phản đối chuyện khai khống giá trị đầu tư BOT rồi từ đó định ra giá vé và thời hạn thu. Dân phản đối chuyện cầu nhà nước làm vẫn đi được bị ngăn lại lùa xe sang bắt đi cầu mới phải trả tiền BOT. Dân phản đối vì tiền nộp BOT nhiều hơn chi cho xăng dầu, mọi hoạt động kinh tế hay dân sinh đều bị thêm gánh nặng.”
Ảnh: Người Lao động
Sau thời gian dài than trách không thành, đa số tài xế đều sử dụng tiền mệnh giá nhỏ tại hầu hết các trạm thu phí trên toàn quốc để trả phí qua trạm, điều này khiến nhân viên viên thu phí mất thời gian đếm dẫn đến tình trạng kẹt xe kéo dài buộc các trạm BOT phải xả trạm liên tục.
Ban quản lý các trạm thu phí đường bộ BOT cùng với Bộ Giao thông - Vận tải và các cơ quan chức năng địa phương thường xuyên tiến hành thảo luận để tìm phương án giải quyết. Nhiều phương án được đưa ra như dời trạm, giảm giá, miễn phí người dân tại khu vực và nhiều hướng giải quyết khác. Tuy nhiên, trạm thu phí BOT vẫn luôn là vấn đề nóng, nan giải và chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Ảnh:Vietnamnet
Đầu năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải đã sử dụng tên "trạm thu giá" để thay cho tên gọi "trạm thu phí" để phù hợp với Luật giá và lệ phí đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, sau khi gặp phải ý kiến phản đối dữ dội vì cụm từ "trạm thu giá" từ người dân, Bộ đã quyết định đổi lại thành "trạm thu phí" như cũ, và nay lại đề xuất là "trạm thu tiền". Theo Dự thảo 49, trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trạm thu tiền đường bộ phải xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, thiết kế phải được cơ quan nhà nước phê duyệt; áp dụng công nghệ hiện đại theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của Bộ GTVT. Trong quá trình thu, các thông tin của dự án đường bộ phải được công khai trên biển báo điện tử tại nhà điều hành trạm bao gồm tên dự án, giá trị công trình dự án, tổng thời gian được thu tiền, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước, số điện thoại đường dây nóng... Dự thảo cũng quy định về công khai thông tin, chế độ báo cáo, lấy ý kiến người dân, cơ quan quản lý, địa phương về vị trí đặt trạm thu phí; quy định phạt do các lỗi của nhà đầu tư; quy định về dừng thu phí do việc bảo trì dự án chưa đảm bảo... |
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu dừng thu phí tại trạm BOT thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1K (địa phận tỉnh Đồng Nai - Bình Dương - TP.HCM) từ ngày 31-10.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn.
Theo chỉ đạo của chính phủ ban hành ngày 17/6, các dự án BOT đường bộ chưa lắp đặt hệ thống thu phí tự động sẽ phải dừng hoạt động từ cuối năm nay.
Người dân cho rằng trạm thu phí BOT được xây dựng hoàn toàn dựa trên lợi ích kinh tế của chủ đầu tư, nhiều sai lầm mà hệ lụy của nó vẫn chưa thể giải quyết. Vậy trạm thu phí BOT đã và đang gặp những vấn đề gì. Cùng CafeAuto điểm qua.
Những mẫu xe mới của Vinfast lộ diện ở bước thử nghiệm cuối cùng trước khi ra mắt chính thức ở Việt Nam, thông tin Vộ GTVT đề xuất đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ lại gây tranh cãi là những thông tin nổi bật trong tuần qua.