Công nghệ, - 04/04/2022 07:41 AM
Ý tưởng ô tô bay không còn mới lạ, thậm chí ý tưởng này còn xuất hiện cách đây cả gần 1 thế kỷ nhưng đến nay vẫn còn những mâu thuẫn mang tính khoa học cũng như chi phí khiến ô tô bay chưa thể đưa vào thực tế.

Video: Business Insider.

Mọi người chờ đợi sự tiến bộ của khoa học công nghệ giải quyết được những khúc mắc của ô tô và tiến tới thương mại hoá nhưng thực tế không đơn giản như vậy.

Ý tưởng ô tô bay thậm chí đã được Ford chuẩn bị từ những năm 1940 khi dự định tiến hành mua Aerocar chuẩn bị cho một tương lai mới với những đột phá về khoa học kỹ thuật nhằm tiến tới thương mại “ô tô bay”. Rốt cuộc chỉ có vọn vẹn 6 chiếc Aerocar được sản xuất và cho đến nay được coi là một trong những chiếc ô tô bay thực tế đầu tiên.

Aerocar sản xuất 6 chiếc “ô tô bay” nhưng chỉ dừng lại ở mức ý tưởng đột phá.

Trải qua mấy chục năm, ô tô bay vẫn chưa có những bước tiến đáng kể khi những mâu thuẫn trong thiết kế của phương tiện mới này vẫn còn tồn tại. Các kỹ sư chỉ ra rằng, ô tô bay có 2 yêu cầu trái ngược nhau và đến giờ vẫn chưa thể cân bằng được.

Theo đó, xét về góc độ máy bay thì cần yêu cầu nhẹ và hẹp để có tính khí động học nhằm tạo ra lực nâng tốt nhất nhưng xét về góc độ ô tô thì lại yêu cầu nó có thiết kế đủ rộng và đủ nặng để có trọng tâm thấp và tạo ra lực ép xuống mặt đất.

Ô tô yêu cầu tính khí động học nhằm ép chiếc xe xuống mặt đường trong khi máy bay lại trái ngược.

Đây là điểm mấu chốt khiến ô tô chưa thể thành hiện thực khi yêu cầu về thiết kế quá trái ngược nhau.

Mặt khác, để bay được thì một chiếc ô tô cần có một sải cánh cùng động cơ cánh quạt đủ lớn, 2 bộ phận này sẽ phá vỡ hoàn toàn tỷ lệ trọng lượng của một chiếc ô tô.

Một số thiết kế ô tô bay gần đây vẫn được phát triển trong đó có thử nghiệm của Stefan Klein. Đã có thành công bước đầu nhưng thực tế sải cánh của nó quá cồng kềnh dù đã được thiết kế xếp gọn lại trong khi yêu cầu ô tô đi lại trong thành phố ngày càng yêu cầu sự gọn nhẹ. trọng lượng.

Sản phẩm của Stefan Klein thử nghiệm cho thấy nó quá cồng kềnh khi hạ cánh và di chuyển trên đường.

Những cản trở về chi phí nghiên cứu quá lớn cũng khiến các cá nhân cũng như công ty chùn tay trong việc phát triển ô tô bay và khi nếu được thương mại hoá thì giá cả của nó cũng là một vấn đề. AeroMobil, công ty phát triển ô tô bay cho biết đã tiêu tốn hơn 20 triệu USD và 10.000 giờ bay thử nghiệm cho sản phẩm của mình và dự kiến giá ít nhất cho một chiếc ô tô bay thời điểm hiện tại có thể lên tới 1,3 triệu USD – một con số khó tưởng tượng cho một phương tiện di chuyển còn gặp nhiều hạn chế.

Phương tiện giao thông bay vẫn đang được các công ty nghiên cứu nhưng hiện tại nó chỉ dừng lại ở mức “taxi hàng không” được Uber, GM và Hyundai phát triển. Ở phương tiện này, “ô tô bay” trông giống như một chiếc máy bay trực thăng thì đúng hơn là phương tiện cá nhân.

Uber đưa ra khái niệm “taxi hàng không” và cơ bản nó giống máy bay trực thăng khi cất/hạ cánh trên nóc cao tầng.

Ngoài ra ô tô bay cũng khó trở thành hiện thực khi nó yêu cầu một cơ sở hạ tầng rất lớn để đáp ứng việc bay lên cũng như hạ xuống.

Với hàng loạt khó khăn khi mâu thuẫn trong thiết kế, giá cả nghiên cứu và cơ sở hạ tầng phục vụ thì sẽ còn rất lâu nữa trước khi ô tô bay trở thành một phương tiện di chuyển thông thường.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.