Hiện tại, ôtô điện có 3 cấp độ (level) sạc, được phân loại dựa trên tốc độ sạc chậm, trung bình và nhanh. Tùy cấp độ sạc, hãng sản xuất và thị trường mà xe điện sử dụng chuẩn kết nối khác nhau.
Cụ thể, cấp độ 1 với tốc độ chậm nhất là hình thức sạc lấy điện trực tiếp từ ổ cắm điện 120 V, thông qua cáp sạc theo xe. Kiểu sạc này đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng có tốc độ chậm, cung cấp thêm cho xe khoảng 8-10 km cự ly vận hành với mỗi giờ sạc.
Ví dụ, một chiếc Nissan Leaf 2019 được trang bị gói pin 62 kWh, có cự ly vận hành 385 km sẽ cần khoảng 38 giờ để sạc đầy pin từ 0% lên 100%.
Cấp độ sạc 1 chủ yếu xuất hiện ở các quốc gia và khu vực sử dụng điện áp 110-120 V như Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ hay Nhật Bản.
Cấp độ sạc 2 sử dụng nguồn điện trên 200 V (220-240 V) – mức điện áp phổ biến ở châu Âu và nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Hình thức sạc này cần có trạm sạc – xuất hiện phổ biến tại các điểm sạc công cộng ở tòa nhà văn phòng, chung cư và bãi đỗ xe. Người dùng cũng có thể lắp đặp trạm sạc tại gia. Tùy từng mẫu xe và bộ sạc mà cấp độ sạc 2 cho xe thêm khoảng 20-100 km cự ly vận hành với mỗi giờ sạc.
Ví dụ, một chiếc Hyundai Kona Electric 2018, sử dụng gói pin 64 kWh và có cự ly vận hành 415 km cần khoảng gần 10 giờ để sạc đầy pin từ 0% lên 100%.
Ở cấp độ sạc 2, đa phần ôtô điện bán tại thị trường Mỹ dùng chung chuẩn kết nối Type 1 (J1772), với 5 chân cắm. Chuẩn kết nối này chỉ hỗ trợ dòng điện một pha.
Trong khi đó, phần lớn ôtô điện bán tại châu Âu sử dụng chuẩn kết nối Type 2 (Mennekes), với 7 chân cắm. Chuẩn kết nối này hỗ trợ cả dòng điện một pha và ba pha.
Cấp độ sạc 3 có tốc độ nhanh nhất, sử dụng điện một chiều (DC) thay vì điện xoay chiều (AC), với điện áp 600-800 V. Với sạc cấp độ 3, xe điện sẽ có thêm khoảng 80-150 km cự ly vận hành mỗi giờ sạc, thậm chí đạt 80% dung lượng pin sau chưa đầy 23 phút ở điều kiện lý tưởng như trường hợp của Porsche Taycan.
Nếu như ở cấp độ sạc 2, hầu hết ôtô dùng chung chuẩn Type 1 hoặc Type 2 thì ở cấp độ sạc nhanh nhất, số lượng chuẩn kết nối đa dạng hơn.
Cụ thể, các hãng xe Nhật Bản như Nissan, Mitsubishi, Toyota hay Subaru trang bị chuẩn kết nối CHAdeMO trên các dòng ôtô điện.
Với các hãng như Mercedes-Benz, Volkswagen, Audi, Porsche, Ford hay BMW, ôtô điện có chuẩn kết nối CCS (Combined Charging System), bao gồm đầu cắm Type 1 hoặc Type 2 kết hợp cùng 2 chân cắm cho dòng điện một chiều để tăng tốc độ sạc.
Tesla sử dụng chuẩn kết nối riêng cho sạc cấp độ 3, có tên gọi Tesla Supercharger.
Trong khi đó, các hãng xe Trung Quốc như BAIC, Chery, Geely, Dongfeng hay SAIC sử dụng chuẩn kết nối GB/T.
Như vậy, với tốc độ sạc chậm và trung bình (cấp độ sạc 1 và 2), phần lớn ôtô điện sử dụng chung chuẩn kết nối sạc, phụ thuộc theo từng khu vực và quốc gia. Do vậy, việc tìm kiếm điểm sạc dễ dàng và thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, với cấp độ sạc 3 cho trải nghiệm tiếp nhiên liệu gần với thói quen dùng xe xăng hoặc diesel nhất, người dùng cần lựa chọn mẫu xe có chuẩn kết nối phù hợp với chuẩn kết nối được hệ thống trạm sạc tại khu vực hay quốc gia họ sinh sống sử dụng phổ biến nhất.
Wuling Hongguang Mini EV là mẫu xe điện cỡ nhỏ của Trung Quốc, được ra mắt vào tháng 7/2020. Sự kết hợp giữa 2 hãng xe SAIC và Wuling của Trung Quốc và tập đoàn General Motors của Mỹ, tạo nên thành công cho mẫu xe và trở thành mẫu ôtô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới kể từ khi ra mắt với con số lên đến 1 triệu chiếc.
Apple được cho là đang đẩy nhanh tiến độ phát triển xe ôtô điện tự động lái và đã đạt được một số thành tựu nhất định trước khi tung ra sản phẩm chính thức.
Bộ Tài chính đề xuất lệ phí trước bạ đối với ôtô điện bằng 50% so với mức thu của ôtô chạy xăng và dầu. Mục đích là để khuyến khích sản xuất và sử dụng sản phẩm này, nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
Bãi giữ xe khác khu vực tôi ở nên việc ngắm trực tiếp chiếc xe trong giai đoạn giãn cách là điều không thể.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier vừa cho biết Đức sắp đạt được mục tiêu một triệu chiếc xe điện chạy trên đường, nhờ chính sách hỗ trợ mua xe điện của chính phủ.