Những năm 1980 chứng kiến máy tính trở nên phổ biến và các nhà sản xuất ô tô cố gắng tận dụng mọi lợi thế để gắn máy tính lên ô tô. Cùng với sự bùng nổ công nghệ, các nhà sản xuất ô tô thời đó đã tận dụng tối đa lợi thế đến từ việc này và sẵn sàng chi nhiều hơn cho một số tính năng thú vị. Những chiếc xe được bán ra trong những năm 80 có một số trang bị kỳ lạ nhưng đa phần đã bị loại bỏ theo thời gian hoặc bị lãng quên bởi chính khách hàng.
Đây là một trang bị phổ biến cho các mẫu xe của Volvo và Mercedes-Benz những năm 80. Ý tưởng của cần gạt nước đèn pha là loại bỏ nước, tuyết, bùn hoặc bụi bẩn có thể cản trở ánh sáng chiếu sáng mặt đường.
Mặc dù đây có vẻ là một cách thiết thực để giữ an toàn khi đi nhưng những chiếc cần gạt nước này chỉ là một tính năng lấy tiền người dung bởi chúng khá nhỏ và dễ bị hỏng; hơn nữa, việc thay thế có thể tốn kém nếu mô-tơ bị hỏng. Tính năng này thực sự laaysy long được một số người vì vậy nó vẫn còn có cơ hội trở lại ở thời điểm này.
Việc gắn ăng-ten thường khiến xe hơi đắt hơn và có thêm các bộ phận chuyển động rất khó sửa chữa. Ăng-ten tự động của những năm 1980 là một trang bị kỳ lạ cố gắng giải quyết một vấn đề kỳ lạ. Cuối cùng, chúng đã được thay thế bằng ăng-ten kiểu vây cá trên những chiếc xe hiện đại ngày nay.
Trong một nỗ lực làm cho những chiếc xe trông phong cách hơn, ốp gỗ đã lựa chọn vào những năm 1950 trên loại xe có tên là Woodies. Những miếng gỗ này đã giúp chiếc xe trở nên bắt mắt hơn mặc cho đó là bất kỳ loại xe gì, từ van đến SUV, wagon hay thậm chí là sedan
Những tấm ốp giả sẽ bị cong vênh hoặc hư hỏng và những hư hỏng này khiến chiếc xe không có cảm giác mộc mạc thay vào đó là giống như một bãi phế liệu. May mắn thay, hiện nay mọi người đã quên đi xu hướng này.
Điện thoại bàn gắn trên ô tô được coi là một cách để dân quý tộc thực hiện các cuộc gọi trong lúc di chuyển. Trang bị này thường được lắp đặt trên những chiếc xe hơi sang trọng, điện thoại xe hơi phổ biến hơn điện thoại di động thời kỳ đầu vì chất lượng cuộc gọi của chúng cao hơn.
Ban đầu, điện thoại ô tô hoạt động trên một hệ thống radio và sau đó được chuyển sang hệ thống điện thoại di động (MTS). Điện thoại trên ô tô cuối cùng sẽ được thay thế bằng điện thoại di động khi chúng trở nên nhẹ hơn, nhỏ hơn và chất lượng nghe gọi được cải thiện.
Dây an toàn tự động là một tính năng mới và là một nỗ lực để tự động hóa mọi thứ trong thời kỳ bùng nổ công nghệ vào những năm 80. Ngoài ra, dây an toàn tự động còn là nỗ lực của ngành công nghiệp ô tô nhằm thu hút mọi người sử dụng dây an toàn. Ý tưởng là khởi động chiếc xe và để dây đeo vai tự động trượt qua thân xe. Khi chuyến đi kết thúc, dây an toàn sẽ trượt về phía trước.
Vấn đề là dây an toàn tự động hiếm khi hoạt động bình thường. Khi chúng hoạt động, thường vị trí bị lệch, hoặc đai ở những vị trí khó xử hoặc không an toàn trên cơ thể người lái.
Có thời điểm, Toyota đã cố gắng tung ra một chiếc xe bán tải có cả máy làm đá và bàn ăn. Máy làm đá của mẫu Footwell là một chiếc máy to cỡ hộp đựng giày được cung cấp chất làm lạnh và có khay chống tràn. Sau đó, Toyota đã loại bỏ máy làm đá khỏi danh sách tùy chọn khi chiếc xe đổi tên thành Previa. Với tất cả các tính năng khác trên ô tô ngày nay, máy làm đá dường như không phải là một ý tưởng tồi nữa.
Ở thập niên 80, một số bộ phim khoa học viễn tưởng đã tạo nên nguồn cảm hứng về việc hiển thị đồ họa một cách tương lai ở bảng đồng hồ của xe. Vào lúc đó, đa phần màn hình hiển thị màu được các hãng xe mang lên một số mẫu xe concept. Chúng sẽ hiển thị một số thông số vận hành của xe một cách ngẫu nhiên. Không chỉ kiểu hình họa, cách mà màn hình kiểu này khởi động cũng giúp chiếc xe trở nên viễn tưởng hơn. Ngày nay, với các màn hình cảm ứng, hiển thị màu sắc nét, việc khiến chiếc xe trở nên viễn tưởng hơn chỉ phụ thuộc vào sự sang tạo của nhà sản xuất.
Trong số các trang bị kể trên, chỉ còn hộp số tay không côn là còn được sử dụng rộng rãi ở thời điểm này. Được giới thiệu lần đầu vào những năm 80, hộp số tay không côn được phát triển suốt quãng thời gian đó để trở thành nhiều loại hộ số khác nhau ở thời điểm này như hộp số tuần tự, hộp số ly hợp kép với khả năng chuyển số tự động, chế độ số tay ở xe số tự động,… Tất cả đều mang lại cảm giác của hộp số tay truyền thống nhưng hiệu quả hơn và người dùng cũng có thể sử dụng tính năng tự động nếu cần.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Có rất nhiều loại pin được sử dụng cho ô tô điện và mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Và dưới đây là những loại công nghệ pin phổ biến nhất được trang bị cho xe điện từ ngày đầu đến nay.
Công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh của ô tô điện giúp tối ưu thời gian sạc ngày càng được quan tâm. Qua nhiều công đoạn cải tiến, công nghệ sạc siêu nhanh lần được các hãng xe cho ra đời.
Một loại công nghệ pin mới đang được nghiên cứu cho khả năng cung cấp điện gấp 7 lần so với pin Lithium-ion mà không cần kim loại hiếm nhưng vẫn cho khả năng vận hành xa hơn đáng kể.
Phía công ty GSM, đơn vị vận hành dịch vụ taxi, xe máy điện VinFast, cũng đã đăng thông tin tuyển gấp 500 tài xế xe máy điện.