Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Hyundai – Chung Ju Yung
“Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách” – câu châm ngôn đã trở thành bất hủ của chủ tịch Chung Ju Yung như lời đúc kết cho những gì ông đã trải qua trong suốt cuộc đời và cả quá trình lập nghiệp để có được một Hyundai đáng tự hào hôm nay. Hãy tìm hiểu thêm về cuộc đời đầy sóng gió và thăng trầm của vị chủ tịch đáng kính này.
Thuở cơ hàn
Chung Ju Yung sinh ngày 25 tháng 11 năm 1915 tại Kangwon (Bắc Triều Tiên), dù sống trong một gia đình đông anh em nhưng ý chí vươn lên luôn thôi thúc Chung Ju Yung phải thoát khỏi cảnh sống cơ hàn này. Ông có mơ ước trở thành một thầy giáo nhưng hoàn cảnh khó khăn của gia đình buộc ông phải lăn lộn sớm để kiếm miếng cơm manh áo.
Tài năng kinh doanh của Chung Ju Yung được bộc lộ khá sớm khi đã nhiều lần lên thị trấn bán gỗ. Vào năm 16 tuổi, Chung cùng một người bạn đến Chongjin (Bắc Triều Tiên) mong tìm một công việc khác tốt hơn, may mắn là ông được nhận làm công nhân xây dựng và xem đó là điểm khởi đầu trên con đường lập nghiệp của mình.
Sau một thời gian làm công việc trong nghề xây dựng, Chung Ju Yung nhận ra niềm đam mê của bản thân dành cho việc này. Làm việc được một thời gian thì ông bị gia đình gọi trở về Asan (một tỉnh nhỏ của Hàn Quốc bấy giờ) nhưng lại cố gắng quay trở lại Seoul.
Công việc giao gạo ở cửa hàng tại Seoul chính là bước đệm quan trọng giúp cho Chung Ju Yung có cơ hội tiếp xúc với môi trường kinh doanh bằng vị trí kế toán sau hơn 6 tháng làm việc tại cửa hàng.
Năm 1937, do sức khoẻ của ông chủ cửa hàng gạo không còn tốt nữa nên công việc điều hành quản lý được giao lại cho Chung Ju Yung và ông đã trở thành ông chủ ở tuổi 22, nhưng không may là cửa hàng gạo lại rơi vào tay quân Nhật một năm sau đó vì vướng phải chiến tranh.
Khởi nghiệp với Hyundai
Dù gặp không ít thất bại trước đó nhưng sức trẻ và trái tim không ngừng nhiệt huyết của chàng trai Chung Ju Yung một lần nữa đưa ông trở lại Seoul. Thông qua tìm hiểu thực trạng các ngành nghề tại Hàn Quốc không thể thay đổi được gì do sự kìm kẹp của phát xít Nhật, Chung Ju Yung táo bạo dấn thân vào kinh doanh sửa chữa ô tô. Ông đã thuê lại garage từ một người bạn với số vốn vay mượn 3000 won. Tuy có sự khởi đầu khá khiêm tốn, nhưng chỉ trong vòng ba năm số nhân viên đã tăng từ 20 đến 70 người, đồng thời mang lại thu nhập tốt cũng như mở đầu cho công cuộc dấn thân vào ngành công nghiệp ô tô của ông chủ trẻ tuổi Chung Ju Yung.
Vào năm 1943, chính quyền phát xít Nhật yêu cầu sát nhập garage của Chung Ju Yung vào công ty luyện thép nhằm chế tạo vũ khí cho chiến tranh với số tiến 50.000 won và đây củng là số tiền tiết kiệm này cho những kế hoạch của tương lai.
Đập Soyang
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Chung Ju Yung đã bắt tay vào công cuộc kiến lập Hyundai bằng những thoả thuận với Chính phủ thống nhất của Hàn Quốc lúc bấy giờ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông cho đất nước. Hai công trình tiêu biểu của Chung Ju Yung đáng ghi nhận vào thời điểm đó là đập Soyang và đường cao tốc Gyeongbu, thậm chí nhà máy điện nguyên tử Kori cũng là do bàn tay ông tạo dựng.
Một góc của tuyến đường cao tốc Gyeongbu
Trong thời gian nội chiến Nam – Bắc Triều Tiên, Chung Ju Yung lại bỏ dỡ kế hoạch của mình và lánh nạn cùng em trai tại Busan. Dù công việc chính bị gián đoạn nhưng vị giám đốc trẻ của Hyundai vẫn quyết không từ bỏ khi làm nhiều công việc khác nhau, phụ trách phối hợp giữa lực lượng Liên Hiệp Quốc và Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc. Sau khi lực lượng Liên Hiệp Quốc lấy lại được Seoul, Chung Ju Yung tái thiết công việc trước đó và kiêm nhiệm những công việc khác từ người Mỹ.
Nhà máy điện nguyên tử Kori
Trở lại với lĩnh vực ô tô, Hyundai đã cho ra mắt những mẫu xe đầu tiên đầy triển vọng với Hyundai Pony (1975) và Hyundai Excel (1986). Kỳ tích trong khoản thời gian ngắn đã tạo tiếng vang khắp bờ Đông Thái Bình Dương với một hãng đóng tàu quy mô lớn và một thương hiệu ô tô uy tín của Chung Ju Yung đã khiến cả thế giới nhìn Hàn Quốc bằng một con mắt khác.
Mẫu xe Hyundai Pony năm 1975
Thăng hoa trong sự nghiệp
Sau hơn 35 năm tạo lập và tái thiết, Hyundai của chủ tịch Chung Ju Yung đã chứng tỏ giá trị, tiềm lực của một tập đoàn đa ngành vững mạnh tại Hàn Quốc vào những năm 1980. Dự án chế tạo khoang chứa của tàu chở dầu, mở trang trại hơn 1000 con bò ở biên giới Nam Bắc Triều Tiên, lập tuyến tham quan du lịch ở Geumgangsan…chính là những thành tựu nâng cao tầm nhìn chiến lược phát triển đa ngành nghề của Chung Ju Yung.
Chung Ju Yung (giữa) tại xưởng tàu Hyundai ở Ulsan (Hàn Quốc) năm 1970.
Riêng Hyundai Motor, cùng sáng lập với người em Chung Se Yung, Chung Ju Yung đã tung ra hai mẫu xe Pony và Excel trở thành những khởi đầu không thể tốt hơn. Hyundai Pony được xuất sang Canada vào năm 1984 và lập tức trở thành một trong những dòng xe bán chạy nhất tại thị trường Bắc Mỹ này trong khoảng thời gian sau đó. Hyundai Excel chứng tỏ sự hiệu quả hơn cả Pony và đó là điều kiện thiết thực nhất để trở thành Top 10 xe ô tô bán tốt nhất tại Mỹ khi du nhập vào năm 1986.
Mẫu xe Hyundai Excel năm 1986
Chung Ju Yung cũng lập riêng cho mình một Quỹ từ thiện có tên Asan Foundation vào năm 1977 và quy mô không thua kém những Ford Foundation hay Rockefeller Foundation bên kia bờ đại dương. Quỹ từ thiện này là nơi hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội, nghiên cứu và phát triển và quỹ học bổng đã giúp đỡ, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và xã hội cho Hàn Quốc trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá.
Hoạt động chính trị
Sau những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, vị chủ tịch của Hyundai còn giữ vai trò vận động hành lang đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia đăng cai sự kiện lớn của thế giới – Thế vận hội mùa hè năm 1988. Thành công ngoài sức tưởng tượng này đã đưa hình ảnh Hàn Quốc ra với bạn bè quốc tế, nâng hình ảnh vị chủ tịch Hyundai. Vào năm 1992, Chung Ju Yung được Uỷ ban Olympic Quốc tế trao tặng Huy chương danh dự cho những đóng góp về thể thao và cả phương diện quảng bá quốc tế.
Thế vận hội mùa hè Olympic Seoul 1988
Chung Ju Yung tiếp tục con đường chính trị với chiếc ghế Tổng thống Hàn Quốc. Ông tích cực trong tiến trình bình thường hoá quan hệ với Bắc Triều Tiên và cũng đã được những thoả thuận trong thời kỳ đương chức.
Trong lĩnh vực ô tô nói riêng, ngoài dòng xe gốc của hãng Hyundai, KIA motor là hãng con của Hyundai, được thành lập từ người con thứ hai của Chung Ju Yung – ông Chung Mong Koo vẫn tiếp tục phát triển với những dòng xe phù hợp với đa số người dùng châu Á. Những đóng góp to lớn của Chung Ju Yung chính là đặt nền móng cho ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ, hướng tới nhu cầu xuất khẩu ô tô đến các thị trường lớn và tiềm năng, tạo ra hệ thống quản lý công nghiệp và sản xuất hiện đại để cho ra những sản phẩm tối ưu nhất.
Chung Ju Yung qua đời vào ngày 21 tháng 3 năm 2001, để lại một sản nghiệp to lớn của tập đoàn Hyundai cho các người em và con cháu tiếp tục quản lý, phát triển cho đến ngày nay.
Pony EV là mẫu concept kỷ niệm 45 năm dòng xe đầu tiên được Hyundai sản xuất thương mại.