Volkswagen Beetle là một trong số ít những thứ còn sót lại từ thời kỳ Đức Quốc xã nhưng vẫn được yêu mến tới tận ngày này. Beetle vươn lên từ đống tro tàn của một nước Đức bị tàn phá và chia cắt sau chiến tranh rồi trở thành biểu tượng của nền văn hóa phản kháng của thập niên 60 thông qua văn hóa đại chúng và phim ảnh.
Bên cạnh đó, Volkswagen Beetle còn nắm giữ kỷ lục là mẫu xe được sản xuất nhiều và lâu hơn bất kỳ chiếc xe nào khác trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô. Còn gì tuyệt vời hơn khi một mẫu xe sinh ra từ Chủ nghĩa Phát xít ở Châu Âu những năm 1930 lại trở thành biểu tượng của những người trẻ tự do vào thập niên 60. Dưới đây, hãy điểm lại những mốc lịch sử đã định hình lên chiếc xe ‘Con bọ’ như ngày nay.
Vào thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến, ô tô được coi là một mặt hàng xa xỉ trên khắp thế giới (ngoại trừ các quốc gia như Mỹ, Úc, New Zealand, v.v.). Ở Hoa Kỳ, người dân có mức sống khá giả hơn và những mẫu xe sản xuất rẻ và hiệu quả của Ford đã khiến ô tô có giá cả vừa túi tiền đối với người bình thường.
Trái lại, ô tô lại là mặt hàng vô cùng xa xỉ tại hầu hết các quốc gia trong nửa đầu thế kỷ 20. Để thay đổi điều đó, Volkswagen (tiếng Đức là "Xe của nhân dân") đã ra đời với nỗ lực tạo ra một chiếc xe giá rẻ mà người dân Đức bình thường có thể mua được.
Hitler là một người đam mê ô tô và ông ta muốn người Đức nào cũng có khả năng mua một chiếc ô tô. Khi đó, xe hơi ở Đức vẫn được sản xuất ở mức thấp một cách đáng ngạc nhiên so với Mỹ. Bên kia Đại Tây Dương, Ford Model T đã trở thành chiếc xe quốc dân của người Mỹ. Tỷ lệ hộ gia đình có xe hơi tại Mỹ đạt 33% vào những năm 1920, 46% vào những năm 1930. Trái lại, ngành công nghiệp xe hơi Đức chỉ giới hạn ở những mẫu xe sang. Người dân chỉ có thể sở hữu xe máy và chỉ 1 trong số 50 người Đức có ô tô.
Vì vậy, Hitler đã yêu cầu Porsche phát triển một dòng xe Volkswagen (Xe của nhân dân) vào năm 1934. Trong số các mẫu xe khác nhau được đệ trình lên Adolf Hitler, nhà độc tài khét tiếng đã chọn thiết kế Beetle của Porsche.
Beetle ra mắt lần đầu tiên vào năm 1938 - ngay trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Hitler đặt tên cho chiếc xe là KdF-Wagen. "KdF-Wagen" là viết tắt của "Kraft durch freude wagen" có nghĩa là Xe hơi “Sức mạnh Thông qua Niềm vui” (Strength Through Joy). KdF-Wagen sẽ đến tay người dân Đức thông qua chương trình trả tiết kiệm, hay còn gọi là Sparkarte với giá 990 Reichsmark - tương đương một chiếc xe máy nhỏ (Thu nhập trung bình hàng tuần của người Đức thời đó vào khoảng 32 Reichsmark).
Nhưng khi chiến tranh nổ ra, tất cả nhà máy tại Đức đều phải từ bỏ tham vọng tăng cường sản xuất để tái trang bị nhằm chế tạo vũ khí quân sự. Xe của nhân dân Volkswagen cuối cùng chỉ được sản xuất nhỏ giọt dành cho quan chức chính phủ và quân đội trong suốt thế chiến thứ 2.
Người Mỹ đã chiếm đóng thành phố nơi đặt nhà máy Volkswagen Beetle vào năm 1945. Sau đó, họ đã giao nó cho người Anh quản lý vì nó nằm trong khu vực chiếm đóng của Anh ở Đức như thỏa thuận đã ký.
Người Anh thấy sự hữu ích của nhà máy này trong việc cải thiện cuộc sống của người dân địa phương Đức, những người đang phải hứng chịu sự tàn phá của chiến tranh. Người Anh còn quyết định đào tạo công nhân sản xuất ô tô ở Đức bằng các đội công binh của họ.
Người Anh cũng đưa ra quyết định quan trọng là bắt đầu xuất khẩu Beetle ra nước ngoài. Chẳng bao lâu, Volkswagen Beetle đã được bán ra khắp thế giới - bao gồm cả châu Âu (ở phía tây của Bức tường sắt), Hoa Kỳ và châu Phi.
Beetle nhanh chóng trở thành biểu tượng của Phép màu kinh tế Đức. Đây là lúc nền kinh tế bị tàn phá của Đức (cụ thể là Tây Đức) phục hồi một cách thần kỳ sau sự hủy hoại của Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vào kế hoạch viện trợ Marshal.
Sản lượng chính thức của Volkswagen Beetle là 21.529.464 xe. Đây là một con số đáng kinh ngạc và vượt xa chiếc Ford Model T lừng danh và bán chạy không kém vào đầu thế kỷ 20.
Volkswagen Beetle chính thức bán chạy hơn Ford Model T vào ngày 17 tháng 2 năm 1972. Vào thời điểm đó, chiếc xe Beetle thứ 15.007.034 đã được xuất xưởng và phá vỡ kỷ lục cũ mà Ford Model T đã nắm giữ suốt 4 thập kỷ trước.
Ở châu Âu, Volkswagen Beetle chỉ được coi là một phương tiện đi lại bình dân cho số đông. Nhưng bên kia Đại Tây Dương ở Hoa Kỳ, mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Vào những năm 1960 ở Mỹ, chính những người hippy và những người nổi loạn chống lại xã hội và cha mẹ của họ đã chọn mua Volkswagen Beetle.
Ở Hoa Kỳ giàu có, ô tô cỡ lớn được ưa chuộng hơn, ngược lại với những chiếc xe cỡ nhỏ tại châu Âu. Những người phản kháng ở Mỹ vào thập niên 60 không muốn chạy theo trào lưu xe cỡ lớn và họ đã nhận thấy sự khác biệt của Volkswagen Beetle. Tất cả điều này đã biến Beetle trở thành một biểu tượng văn hóa trong những năm 60.
Một điều nữa khiến Beetle trở thành biểu tượng trong ngành ô tô chính là tính đại chúng của nó. Giống như Mini Cooper của Anh, Beetle rẻ và hợp túi tiền nên người bình thường cũng có thể mua được. Nhưng đồng thời, nó cũng được yêu thích bởi các tầng lớp giàu có hơn. Volkswagen Beetle đã thu hút được cả tầng lớp giàu có và lao động, điều mà rất ít xe hơi ngày nay có thể làm được.
Vào những năm 1970, thiết kế của Beetle đã trở nên cũ kỹ và lỗi thời và hoàn toàn thất thế trước ô tô dẫn động cầu trước hiện đại và những chiếc xe rộng rãi hơn.
Ngoài ra, Beele cũng bắt đầu tụt hậu về độ an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Doanh số tiếp tục giảm cho đến khi Volkswagen thiết kế lại Beetle vào những năm 80 và việc sản xuất chính thức kết thúc những năm đầu 2000. Chiếc Volkswagen Beetle Type 1 cuối cùng (số series 21.529.464) lăn bánh khỏi nhà máy Puebla, Mexico vào ngày 30 tháng 7 năm 2003, 65 năm sau khi bắt đầu mở bán. Chiếc Beetle có biệt danh El Rey (Vị vua) này đã được chuyển tới bảo tàng Volkswagen tại Wolfsburg, Đức. Tới nay, Volkswagen vẫn định kỳ tung ra một số phiên bản giới hạn của Beetle như Barbie Beetle, Denim Edition, Beetle Dune hay New Beetle. Tuy vậy, tất cả đều không vượt qua được cái bóng của chiếc xe Con bọ huyền thoại.
Ở nước ta, phần lớn khách hàng đều quen thuộc với Volkswagen Beetle Dune. Đây là một biến thể của Beetle ra đời từ năm 2011. Phiên bản này có hình hài ‘con bọ’ không khác gì so với mẫu xe nguyên bản nhưng được trang bị những công nghệ tân thời hiện nay. Điều kỳ lạ là dù mang danh ‘Xe cho nhân dân’ nhưng Volkswagen Beetle ở Việt Nam lại được bán với cái giá rất đắt lên tới gần 1,5 tỷ đồng.
Với tầm giá này, khách hàng hoàn toàn có thể sở hữu những mẫu xe sang như Mercedes C180 AMG (1,499 tỷ đồng) hay Mercedes C200 Exclusive (1,6 tỷ đồng). Tuy nhiên, sức hút chính của Volkswagen Beetle Dune nằm ở tên tuổi lâu đời và ngoại hình độc đáo khó lẫn khi đi trên đường. Do đó, dòng xe nổi tiếng này vẫn sẽ có một lượng khách hàng trung thành ở Việt Nam cũng trên thế giới.
Tại thị trường Trung Quốc, Volkswagen là một trong các hãng xe ngoài rất ưa chuộng và thành công với nhiều sản phẩm SUV và sedan đa dạng khác nhau. Mới đây, hãng xe đến từ Đức vừa mới cho ra mắt mẫu sedan cỡ nhỏ, là sản phẩm của liên doanh giữa SAIC và Volkswagen có tên gọi là Lavida XR. Chiếc xe được chính là bản anh em song sinh với Volkswagen Virtus.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tăng sức cạnh tranh với BMW X5 và Mercedes-Benz GLE, Volkswagen Touareg thế hệ thứ 3 đã ra mắt phiên bản nâng cấp giữa vòng đời sở hữu thiết kế lẫn trang bị mới. Trước đó, một video hé lộ mẫu SUV Volkswagen Touareg 2024 này đã được đăng tải trên trang chính thức của Volkswagen.
Wolkswagen là thương hiệu xe nổi tiếng đến từ Đức và khá phổ biến tại Việt Nam. Hãng xe được ưu chuộng bởi thiết kế đẹp mắt, chắc chắn và ít bị hỏng, đa dạng các dòng xe. Hiện tại Wolkswagen đang phân phối tại thị trường Việt với nhiều phiên bản khác nhau. Bên dưới đây là giá bán của xe Wolkswagen trong tháng 03/2023, mức giá khởi điểm là 699 triệu đồng cho dòng Polo 2022 và cao nhất là Touareg 2023 với giá 2,9 tỷ đồng.
Mẫu sedan hạng B Volkswagen Virtus vừa được ra mắt thuộc phân khúc xe hạng B nhưng gây bất ngờ với mức giá bán ngang ngữa nhiều mẫu xe hạng D.
Volkswagen cho biết sẽ phân phối mẫu sedan hạng B Virtus 2023 đến 25 thị trường khác trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.