Cọc và vạch kẻ vàng
Cọc màu vàng vạch kẻ vàng trên sân golf là loại dùng để chỉ ranh giới với bẫy nước. Khi bóng rơi vào bẫy nước, hầu hết các golfer sẽ chấp nhận bị phạt gậy và sử dụng bóng mới. Ở trường hợp này, số gậy bị phạt là 1.
Sau khi đưa bóng mới vào sử dụng, người chơi sẽ có 2 lự chọn, thứ nhất là trở lại vị trí ban đầu để đánh lại, còn thứ hai là thả bóng. Cách thả bóng này được nhiều golfer lựa chọn hơn, bởi vì người chơi chỉ cần thả bóng phía sau tính từ điểm bóng cắt bẫy người nối đến cờ.
Dù bóng nằm gọn trong bẫy nước hay chỉ mới chạm bẫy 1 phần thì golfer đều bị phạt 1 gậy vì bản thân cọc và vạch đã làm bẫy.
Luật golf 26
Cọc và vạch kẻ trắng
Đối với cọc và vạch kẻ trắng được sử dụng để thông báo bóng ngoài biên hay còn gọi là out of bound (OB). Với mỗi sân golf thì sẽ có cách đánh dấu ngoài biên khác nhau, có thể là cọc, vạch hoặc đơn giản chỉ là bức tường cũng có thể làm ranh giới đường biên.
Khi rào, cọc hay tường là đường biên của sân golf, thì ranh giới sẽ được xác định từ các điểm sát mặt đất nằm bên trong cọc, rào, tường. Các giá đỡ không được tính vào ranh giới biên. Bóng chỉ được tính OB khi nằm hoàn toàn bên trong ranh giới, nếu chỉ chạm 1 phần thì vẫn được tính bóng trong sân.
Nếu ngươi chơi đánh bóng OB, golfer phải chịu phạt gậy và khoảng cách, cụ thể là 1 gậy và quay về vị trí trước đó để đánh lại bóng. Tuy nhiên việc này sẽ mất nhiều thời gian và tốc độ chơi cũng bị ảnh hưởng. Chính vì thế, trong trường hợp người chơi golf không rõ mình đánh bóng có OB không thì có thể sử dụng bóng dự phòng. Lúc này, việc đánh bóng dự phòng sẽ giúp golfer tiết kiệm thời gian khi không tìm thấy bóng chính.
Vậy nếu vừa tuyên bố đánh bóng dự phòng nhưng bóng chính lại được tìm thấy thì phải làm thế nào? Lúc nào bóng dự phòng sẽ được thu hồi và golfer sẽ tiếp tục chơi với bóng chính của mình.
Ngoài công dụng là vạch ranh giới, đôi khi vạch trắng được sử dụng là vạch thông báo khu vực đang chờ sửa chữa.
Luật OB và bóng dự phòng quy định ở điều 27
Cọc và vạch màu đỏ
Cọc và vạch màu đỏ dùng để chỉ ranh giới bẫy nước mặt bên. Luật này được tách riêng ra khỏi luật bẫy nước là vì nếu trong sân glf có hồ hoặc kênh chạy dọc từ fairway đến gần sát khu vực phát bóng teeing ground ban đầu. Nếu sử dụng luật bẫy nước bình thường thì người chơi sẽ phải phát lại ở điểm gần như cũ, điều này sẽ dẫn đến sự không công bằng. Chính vì thế, luật bẫy nước mặt bên mới ra đời.
Khi rơi vào trường hợp bóng rơi vào bẫy nước mặt bên, golfer có thể lựa chọn cách giải quyết y hệt như luật bẫy nước thông thường. Người chơi sẽ bị phạt 1 gậy và thả bóng, tuy nhiên vị trí thả bóng sẽ có phần khác. Golfer được thả bóng trong vòng 2 gậy tính từ điểm bóng cắt ngang qua ranh giới của bẫy nước và thả ở điểm giới hạn của bẫy với khoảng cách tương đối bằng nhau cho đến hố. Cách tính golfer dính bẫy khi bóng nằm 1 phần hoặc nằm trong bẫy nước.
Luật 26 về bẫy nước mặt bên
Một số màu cọc, vạch khác
Cọc màu xanh lá cây: loại cọc màu này hiếm khi được sử dụng nhưng nếu được sử dụng thì dùng để biểu thị cho khu vực đất “nhạy cảm” (ESA – environmentally sensitive areas).
Cọc màu xanh nước biển: loại cọc này cũng không phổ biến, đôi khi được sử dụng để chỉ cho khu đất chờ sửa chữa (GUR – ground under repair). Đa số các sân golf đều sử dụng vạch sơn trắng để sơn xung quanh vùng đất này.
Cọc vàng đứng gần cọc đỏ: hai cọc này khi đứng sát nhau thì chúng sẽ biểu thị cho điểm phân chia giữa bẫy nước thông thường và bẫy nước mặt bên.
Cọc màu đỏ nhưng có đỉnh màu xanh lá cây: theo luật địa phương, để mô tả khu vực ESA và người chơi bắt buộc phải đưa bóng ra khỏi bẫy nước mặt bên thì sẽ sử dụng cọc đỏ và đỉnh màu xanh lá cây.
Cọc màu xanh nước biển và có đỉnh màu xanh lá cây: cũng theo luật địa phương, cọc loại này được sử dụng để biểu thị khu vực đất ESA và người chơi golf phải đưa bóng ra khỏi GUR.