Theo tôi, trong tình huống này, xe buýt đã gây ra lỗi va chạm vì bất cẩn, nhưng tôi cảm thấy mình cũng có phần trách nhiệm trong chuyện này. Mong các chuyên mục vấn thêm giúp tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ảnh minh họa
Trả lời:
Tại Khoản 3, khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu rõ người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
“a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”
Ngoài việc tuân thủ các quy định tại điều 18 nêu trên người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 19 Luật giao thông đường bộ:
“1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”
Mặt khác, tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT có quy định: “Sử dụng vạch 9.2 quy định vị trí dừng xe của các phương tiện vận tải hành khách công cộng trên đường như xe buýt, xe tắc xi ... Các loại phương tiện khác và người đi bộ không được dừng, đỗ trong phạm vi kẻ vạch và trong khoảng cách 15 m từ vị trí vạch về hai phía theo phương dọc đường”.
Như vậy, Căn cứ vào các quy định trên thì việc bạn đỗ xe đã vi phạm quy định dừng, đỗ xe và việc xe buýt va chạm vào xe của bạn hoàn toàn do lỗi đỗ xe không đúng quy định của bạn.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Việc đưa xe buýt điện, taxi điện thân thiện môi trường vào thí điểm vận hành tại TP Hồ Chí Minh đã tạo được sự thích thú cho nhiều người.
Mới đây, câu chuyện của một bà mẹ về việc con trai của mình đi xe buýt không được nhường ghế đã nhận về rất nhiều tranh cãi.
Sáng ngày 17/2, chiếc xe ô tô điện Tesla Model 3 đột nhiên bị mất kiểm soát, chạy với tốc độ chóng mặt và tông vào đuôi xe buýt mới chịu dừng lại.
Lịch sử ô tô của thế giới đã trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là với các mẫu xe cá nhân nhưng trong thế giới ô tô, chiếc xe bus chở học sinh trải qua 80 năm vẫn còn giữ nguyên các giá trị để đảm bảo rằng nó là chiếc xe an toàn nhất.
Theo kế hoạch của VinFast, hãng sẽ mở bán thêm hai mẫu xe mới với kiểu dáng SUV và sedan vào nằm 2023 nhằm tạo thêm sự lựa chọn cho người dùng.