Mua xe cũ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm để xử lý và nhận biết các bệnh của xe ô tô, một số người đam mê có thể thực sự là chuyên gia về ô tô.
Những chi tiết ít được chú ý lại chính là những điểm nhấn giúp bạn nhận biết đâu là xe còn gin, đâu là xe sắp hỏng. Dưới đây là một số kinh nghiệm quý báu khi đi mua ô tô cũ được tổng hợp từ nhiều “cao thủ” trên khắp các chợ xe, từ đó giúp bạn tránh khỏi những lỗi mà chủ xe cố tình che giấu, cũng như học cách để mặc cả được mức giá hợp lý nhất.
1. Chú ý đến nguồn gốc của xuất xứ xe
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, tránh cho bạn những nguy cơ về giấy tờ pháp lý sau này. Do đó, khi mua xe bạn cần kiểm tra giấy đăng ký xe, số đăng kiểm và sổ bảo hiểm (nếu có)... rồi đối chiếu với chứng minh thư của người bán...
Xe cũ luôn có thị trường rất lớn. Hình minh họa
Đương nhiên là xe chính chủ sẽ tốt hơn rất nhiều; tuy nhiên, nhiều dòng xe đội lốt xe chính chủ dưới mác công ty, doanh nghiệp thì bạn hết sức cẩn thận vì dòng này có thể là sản phẩm phế thải từ những hãng taxi cũ.
Lời khuyên: Mua bán cần có công chứng, nên hạn chế tối đa mua bán viết giấy sang tay, trừ khi mua của người quen.
2. Kiểm tra thân vỏ xe
Hầu hết xe cũ đều được “dọn” trước khi bán, nên vẻ bề ngoài trông đều "lung linh". Do vậy, khi mua xe ô tô cũ, cần chú ý những điểm sau của chiếc xe:
- Mặt bên trong của móc tay nắm cửa, chốt cửa trên trụ B và ngoàm trên cánh cửa GHẾ LÁI (chứ không phải là những vị trí khác), vì nếu ở đây những chi tiết này quá mòn, bóng thì chứng tỏ xe đã sử dụng quá lâu.
- Những khe ráp nối các tấm vỏ, các mép gấp ở khung cửa ra vào hay cửa kính hoặc sườn, hay dè chắn bùn là những chỗ hay đọng nước và bùn bẩn và sẽ bị hoen rỉ trước tiên. Ngoài ra, nếu là xe va chạm, tai nạn thì có vết hàn vì xe nguyên bản được hàn bằng robot nên rất mịn.
- Trên các mép cửa, nắp capô, có một đường chỉ từ lúc xuất xưởng, dân thợ gọi đây là “keo chỉ”. Đường keo chỉ này phải còn nguyên gin, nếu bị mất hoặc bị làm lại chứng tỏ xe đã bị đâm đụng.
- Bạn cũng cần kiểm tra tất cả các đèn pha, xi nhan… hệ thống điện trong khoang máy; nếu tháy dấu hiệu dây điện câu lung tung, bạn nên bỏ qua không cần xem xe nữa.
3. Kiểm tra nội thất
Có nhiều người mua xe cũ cứ thấy nội thất bóng loáng, mới coong là lóa mắt, nhưng đừng để những thứ đó làm lòa mắt bạn. Người bán xe cũ đương nhiên phải dọn dẹp nội thất vì chiếc xe đã cũ, chính vì thế nội thất mà mới quá cũng cần nghi ngờ.
Khi kiểm tra nội thất xe cũ bạn cần chú ý đến những chi tiết sau:
- Bề mặt taplo là phần hứng chịu nhiều ánh nắng mặt trời, chính vì thế, bộ phận này nếu rạn nứt, hoặc bạc màu nhiều chắc chắn xe cũng đã sử dụng thời gian khá dài.
- Ghế ngồi, đặc biệt là ghế lái nếu đã sử dụng lâu thì nệm ghế bị nhũn, rách, không chắc chắn, hoặc nếu là ghế bọc da thì lớp da bị bong tróc, rạn nứt.
- Các chi tiết nhựa, ta-bi có xuống cấp hay không
- Nỉ trần còn mới hay không
- Xe có mùi mồ hôi lưu cữu hay không? Nếu xe đã sử dụng nhiều, qua tay "5 cha 3 mẹ" sẽ có mùi xe cũ hôi đặc trưng rất khó chịu, không thể khử hết.
- Chìa khóa của xe sử dụng nhiều cũng sẽ mòn và ổ khóa xộc xệch hơn.
- Chân ga, chân côn, chân phanh nếu mòn thì xe cũng đã sử dụng nhiều.
- Điều hòa trong xe: kiểm tra xem mát có sâu hay không.
Theo Dân Trí
Dưới đây là những hạng mục bảo dưỡng thiết yếu mà bạn nên làm sau khi mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng để đảm bảo rằng chiếc xe của mình luôn ở trong tình trạng tốt nhất.
Hiện tại ở Việt Nam có một vài hãng xe đang đưa ra dịch vụ thu mua ô tô cũ, trong đó bao gồm các bước như kiểm định chất lượng, tư vấn và thẩm định giá.
Phần lớn mọi người cho rằng xe chạy với quãng đương như thế (50.000km) trong 2 năm là bình thường. Sau đây là quan điểm của CafeAuto mà anh chị có thể tham khảo.
Xe cũ vẫn là lựa chọn tốt của đa số người dùng khi không có quá nhiều ưu thế về tài chính, trong thời gian gần đây đã có những mẫu xe cũ khá mới có thể mua lại mà không phải đắn đo quá nhiều.
Ở thời điểm hiện tại có trong tay 150 triệu đồng là có thể mua được một chiếc ô tô đủ để phục vụ nhu cầu che nắng che mưa mà không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề thiếu phụ tùng.