Câu hỏi từ bạn Long Minh – Daklak
Trả lời:
Tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP hướng dẫn về xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có quy định:
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: “Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe” (Điểm b, Khoản 2, Điều 21).
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: “Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điểm c Khoản 7, điều này” (Điểm c, Khoản 2, Điều 21).
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: “Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ” (Điểm I, Khoản 3, Điều 6).
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: “Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng” (Điểm a, Khoản 1, Điều 17).
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: “Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển ‘Cấm đi ngược chiều’, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định”(Điểm I, Khoản 4, Điều 6).
Mặt khác, tại khoản 4, Điều 23, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng, thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.
Như vậy, đối với mỗi lỗi vi phạm khác nhau sẽ có mức khung xử lý vi phạm khác nhau. Để xác định khi nào áp dụng mức xử phạt tối thiểu, khi nào áp dụng mức xử phạt tối đa thì đơn vị có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ, hoặc tình tiết tăng nặng của hành vi đó.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Khi vi phạm luật giao thông thì CSGT có thể giữ một số loại giấy tờ của người vi phạm.
Hiện nay, các quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Nghị định này cũng quy định rất rõ về các trường hợp lỗi vi phạm bị tước Giấy phép lái xe (bằng lái).
Hiện nay, các quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Nghị định này cũng quy định rất rõ về các trường hợp lỗi vi phạm bị tước Giấy phép lái xe (bằng lái).
Hiện nay, các quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Nghị định này cũng quy định rất rõ về các trường hợp lỗi vi phạm bị tước Giấy phép lái xe (bằng lái).
Cục CSGT đề xuất quy định trừ điểm vào bằng lái xe của tài xế vi phạm thay vì tước giấy phép lái xe (có thời han) và xử phạt hành chính.