Tôi lái chiếc Hyundai Accent 2008, do muốn thay thế những phụ tùng như chắn bùn, ốp đèn…nên đã tìm mua ở một vài món ở chỗ chuyên bán phụ tùng xe cũ. Khi đến hỏi thì được người bán giới thiệu và tư vấn khá kỹ lưỡng, nhưng đề cập đến nguồn gốc xuất xứ thì họ lại nói vì đều là phụ tùng cũ nên cứ đem về gắn vào dùng là được, không cần quan tâm chuyện nguồn hàng.
Tôi cũng cảm thấy phân vân nhưng vì nhu cầu cần thiết nên tôi đã mua về lắp vào và sử dụng vẫn bình thường. Tuy nhiên, qua theo dõi thông tin báo chí, tôi được biết rằng những phụ tùng ô tô chưa chứng minh xuất xứ nguồn gốc rõ ràng sẽ bị xem là vật phẩm sử dụng trái pháp luật.
Mong các chuyên gia hỗ trợ thêm thông tin về vấn đề này.
Chào bạn,
Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 05/01/2016 bổ sung nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng nêu rõ: “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.”
Việc người mua các phụ tùng cũ để thay thế vào ô tô thông qua cửa hàng bán đồ cũ mà đã được chủ cửa hàng thông tin là phụ tùng cũ thì trách nhiệm chứng minh nguồn gốc xuất xứ thuộc về cửa hàng.
Tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
Khi các cơ quan chức năng như: Quản lý thị trường, Cơ quan Công an thực hiện việc kiểm tra phát hiện việc các cửa hàng nếu đơn thuần chỉ là buôn bán hàng mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ thì bị xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa đó. Còn nếu chứng minh được các cửa hàng bán đồ cũ biết đó là hàng trộm cắp thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Ở thời điểm hiện tại có trong tay 150 triệu đồng là có thể mua được một chiếc ô tô đủ để phục vụ nhu cầu che nắng che mưa mà không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề thiếu phụ tùng.
Xuất khẩu ô tô của Thái Lan sang Việt Nam và 2 thị trường chính khác là Australia và Nhật tăng mạnh trở lại trong tháng 5 đã giúp nước này bù đắp được phần nào tổn thất từ lĩnh vực du lịch.
Đội Quản lý thị trường số 14 thuộc Cục QLTT Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra 2 cơ sở, tạm giữ số lượng lớn phụ tùng ô tô có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu BMW, Mercedes-Benz, Toyota.
Triển lãm Autotech & Accessories Hà Nội sẽ được tổ chức từ ngày 04 – 07/09/2019 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E), 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội với quy mô gần 200 gian hàng.
Thực hiện sửa chữa cơ thể trên một chiếc xe sau một tai nạn không phải là dễ dàng. Điều đó còn khó khăn hơn đối với những chiếc siêu xe hay xe sang bởi chúng được thiết kế với các vật liệu “kỳ lạ”. Hơn nữa, người ta cũng không chỉ đơn giản tìm đến cửa hàng phụ tùng ô tô để thay thế thiết bị và để có thể tìm thấy các bộ phận mới, chúng luôn đắt tiền. “Bậc thầy” sửa chữa ô tô người Nga Arthur Tussik đang bắt tay vào một nhiệm vụ để hồi sinh một chiếc Lamborghini Gallardo bị hỏng hóc hoàn toàn tron