Tôi đang lái xe chạy sát con lươn trên làn đường dành cho quay đầu xe nhưng lại đi thẳng thì bị CSGT thổi phạt với lỗi sai làn đường. Tôi không chấp nhận lỗi này vì biển báo và vạch kẻ đường không rõ ràng vì trời khá tối, sau đó tôi cần CSGT lập biên bản vi phạm lỗi này nhưng CSGT lại lý do là hết giấy quyết định xử phạt và yêu cầu chờ người đem đến.
Chờ một hồi nhưng không thấy gì thì CSGT này muốn giữ giấy đăng ký xe của tôi rồi nói sáng mai đi đóng phạt và nhận lại giấy. Tuy nhiên, tôi nhất quyết không chấp nhận và vẫn cần biên bản tạm giữ giấy, và sau đó thì CSGT lại đòi đóng phạt tại chỗ nhưng tôi vẫn giữ quan điểm là phải có biên bản rõ ràng.
Khi gặp tình hình khá căng thẳng thì CSGT này bắt đầu nói ra những lời thiếu văn hoá, thậm chí có phần tục tĩu. Ban đầu, tôi có thể chấp nhận sai phạm này nhưng cách ăn nói vô học của vị CSGT này buộc tôi phải ghi âm lại.
Mong các chuyên gia giải quyết giúp vấn đề này.
Tại Khoản 2 và khoản 3 Điều 17 thông tư 65/2012/TT-BCA về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm sát giao thông đường bộ quy định về xử lý vi phạm như sau:
2. Khi phát hiện có vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản). Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm, một bản giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ. Trường hợp sau khi lập biên bản mà người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký, thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Khi xử phạt theo thủ tục đơn giản, cán bộ tuần tra, kiểm soát quyết định xử phạt tại chỗ theo quy định của pháp luật; nếu người bị xử phạt chưa thực hiện ngay được quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ liên quan để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (ghi rõ việc tạm giữ giấy tờ vào quyết định xử phạt).”
Theo đó, Cảnh sát giao thông khi phát hiện có vi phạm phải thực hiện việc lập biên bản, nếu thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản thì cán bộ tuần tra, kiểm soát quyết định xử phạt tại chỗ. Nếu người lái chưa thực hiện ngay được quyết định xử phạt tại chỗ thì có quyền yêu cầu giữ giấy tờ xe để đảm bảo cho quyết định xử phạt. Việc tạm giữ Giấy tờ được ghi vào Quyết định xử phạt.
Trong trường hợp CSGT có lời nói “khiếm nhã” đối với bạn thì người lái có thể gửi đơn khiếu nại cùng bản ghi âm (nếu có) đến cơ quan các cấp có thẩm quyền như: Thanh tra CSGT, trưởng Công an cấp Quận/huyện để được giải quyết vì CSGT đó đã vi phạm yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ, tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ quy định tại Điều 3 thông tư 65/2012/TT-BCA:
“1. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
3. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực”.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
CSGT TP.HCM vừa thông báo mời các tổ chức tham gia bán đấu giá lô tài sản gồm 5.328 xe vi phạm với giá khởi điểm gần 4 tỉ đồng.
Phạt tiền 100.000 - 200.000 khi chủ xe gắn máy tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với giấy đăng ký xe.
Mẫu siêu xe đến từ nước Ý có thể gọi là siêu xe quốc dân nhờ số lượng áp đảo, tuy nhiên mới đây một chiếc Ferrari 488 GTB vừa bắc tiến với mức giá không dưới 13 tỷ đồng từng nổi lên bởi độ độc và tai tiếng kèm theo.
Đại diện Cục CSGT cho biết, việc tăng cường CSGT hỗ trợ kiểm định chỉ nhằm giảm tải ở các trung tâm đăng kiểm. Việc này chỉ là tạm thời theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
Theo kế hoạch, cảnh sát giao thông sẽ thường xuyên thay đổi thời gian, phương thức hoạt động, công khai kết hợp với hóa trang khi kiểm soát nồng độ.