Tiện ích, - 29/02/2016 10:01 PM
Ở những dải tốc độ nhanh, chậm khác nhau, ngoài quyết định dừng xe kịp thời, người lái cũng phải tính đến tác động phanh đúng lúc để có được khoảng cách an toàn với xe phía trước.

Tổng khoảng cách dừng xe bao gồm hai phần: Từ lúc thấy chướng ngại vật đến lúc đạp phanh (khoảng cách ban đầu) và lúc đạp phanh đến khi xe ngừng lại (khoảng cách sau). Thời gian thực hiện thao tác sử dụng phanh sẽ tương ứng với quãng đường mà xe đi được.

Cả hai điều này đều bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện đường sá, tình trạng lái xe, chất lượng lốp xe… Những số liệu dưới đây từ Highway Code (Bộ quy tắc ứng xử trên đường cao tốc của Anh) sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về khoảng cách ngừng xe và thời điểm sử dụng phanh như thế nào cho hợp lý.

Vận tốc (Km/h)

Khoảng cách ban đầu (m)

Khoảng cách sau (m)

Tổng khoảng cách dừng xe (m)

32

6

6

12 (tương đương chiều dài 3 ô tô)

48

9

14

23 (tương đương chiều dài 6 ô tô)

64

12

24

36 (tương đương chiều dài 9 ô tô)

80

15

38

53 (tương đương chiều dài 13 ô tô)

96

18

55

73 (tương đương chiều dài 18 ô tô)

112

21

75

96 (tương đương chiều dài 24 ô tô)

Ghi chú: Mỗi chiếc xe trung bình dài khoảng 4m

Điểm khác biệt giữa khoảng cách ban đầu và khoảng cách sau trong dải tốc độ từ 48-112km/h là khá lớn. Nếu khoảng cách ban đầu chỉ chênh lệch khoảng 15m thì khoảng cách sau lên đến 69m.

Theo bảng số liệu trên, có hai điều có thể nhận thấy. Thứ nhất, đi càng nhanh, bạn sẽ cần khoảng cách càng lớn để chiếc xe có thể dừng lại hoàn toàn. Cụ thể, nếu đang điều khiển xe với vận tốc 32Km/h, bạn phải mất 12m để xe dừng lại sau khi bạn đạp phanh. Và khi tốc độ lớn hơn, khoảng cách dừng xe cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng lên.

Nhưng để nhớ hết những con số này quả là một điều không dễ dàng. Thay vào đó, bạn có thể tăng khoảng cách dừng xe lên 10m khi tốc độ tăng lên 10Km/h. Chẳng hạn nếu đang đi ở vận tốc 64Km/h, mất 36m để dừng xe và khi tăng lên 80km/h, bạn cần khoảng cách là 53m. Sai số là điều dễ hiểu nhưng nó không quá lớn và bạn vẫn có thể xử lý được trong những trường hợp cần đến phanh xe.

 Bảng thông số khoảng cách an toàn để dừng xe (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải đường bộ Australia)

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe?

Tốc độ

Đây rõ ràng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khoảng cách dừng xe an toàn cho người lái. Vận tốc càng lớn kéo theo quán tính cũng lớn hơn, vì thế việc dừng xe cũng cần đến khoảng cách lớn dần tương ứng.

Điều kiện mặt đường

Điều kiện mặt đường mà chúng ta đang đi như khô, ướt, băng giá… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khoảng cách đủ để xe dừng lại sau khi nhấn phanh. Thậm chí khi di chuyển trên đường mà gặp phải mưa hoặc băng giá, khoảng cách dừng xe sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với đường khô.

Tinh thần khi lái xe

Phản xạ là điều vô cùng quan trọng và đôi khi cứu bạn trong những trường hợp không tưởng. Vì thế, nếu sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác sẽ làm bạn phán đoán sai, đưa ra thao tác dừng xe không chính xác. Đây là điều tối kỵ đối với bất kỳ tài xế nào.

Lốp xe

Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và ảnh hưởng không nhỏ đến khoảng cách dừng xe an toàn. Cho dù bạn đã tính toán khoảng cách cần thiết để dừng xe nhưng lốp xe đã không còn tốt và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, thì hiệu quả khi bạn đạp phanh sẽ không như mong muốn. Dù là một lời khuyên được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng bạn cũng đừng quên kiểm tra lốp xe thường xuyên hoặc trước mỗi chuyến đi.

Chất lượng của chiếc xe

Chất lượng được đề cập ở đây không nói đến khía cạnh đắt tiền của chiếc xe, mà nhấn mạnh đến những bộ phận cần cho sự quan sát như kính chắn gió, đèn pha và chức năng chính, hệ thống phanh. Bạn cần giữ cho chiếc xe của mình những bộ phận kể trên trong tình trạng hoạt động tốt, để không ảnh hưởng đến khả năng nhận biết, phán đoán, phản xạ và đưa ra hành động của mình.

Phân tâm

Sự tập trung luôn là điều quan trọng mà người lái cần giữ được trong quá trình lái xe. Những yếu tố bên ngoài hoặc bên trong tác động, khiến bạn bị phân tâm, ảnh hưởng đến phản xạ của mình khi gặp phải tình huống nguy hiểm. Sử dụng điện thoại, nói chuyện với người ngồi sau hoặc sử dụng thức ăn… là một số nguyên nhân khiến bạn đánh mất sự kiểm soát cần thiết, đặc biệt là đưa ra phản xạ không chính xác khi cần phanh xe.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.